Vi phạm đối với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Vi phạm đối với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Vi phạm đối với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Vấn đề xả nước thải ô nhiễm, chưa qua xử lý đang ngày một nhức nhối và còn thực hiện công khai giữa ban ngày dù không có giấy phép. Điều đó đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư, cơ quan báo chí. Các cá nhân và tổ chức hoạt động nông nghiệp, thủy sản cũng bị ảnh hưởng. Hậu quả để lại là gây hôi thối, ô nhiễm nguồn nước, gây mất vệ sinh môi trường xung quanh, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt của người dân. Do đó, đối với những trường hợp vi phạm liên quan về giấy phép xả nước thải sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, nghiêm trọng hơn nữa là xử lý hình sự. Cụ thể như sau:

  1. Xử lý hành chính

Về áp dụng[1]:

Sau đây là quy định về các mức phạt đối với cá nhân. Hộ cá nhân kinh doanh cũng được áp dụng như đối với cá nhân.

Đối với tổ chức: mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.

Về mức phạt:

– Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép[2]

Từ 5m3/ngày đêm quy mô lượng nước thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì đã phải bắt buộc phải có giấy phép về xả nước thải.

Thứ nhất, trường hợp không có giấy phép được áp dụng tại bảng (I) dưới đây:

Lưu lượng xả nước thải vào nguồn nướcMức phạt tiền
1.a. Từ trên 5 – dưới 50 m3/ngày đêm30 – 40 triệu đồng
1.b. Riêng trường hợp xả nước thải nuôi trồng thủy sản từ trên 10.000 – dưới 30.000 m3/ngày đêm
2.a. Từ 50 – dưới 100 m3/ngày đêm40 – 50 triệu đồng
2.b. Riêng trường hợp xả nước thải nuôi trồng thủy sản từ 30.000 – dưới 50.000 m3/ngày đêm.
3.a. Từ 100 – dưới 500 m3/ngày đêm60 – 80 triệu đồng
3.b. Riêng trường hợp xả nước thải nuôi trồng thủy sản từ 50.000 – dưới 70.000 m3/ngày đêm.
4. Xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước không vượt quá 5 m3/ngày đêm.60 – 90 triệu đồng
5.a. Từ 500 – dưới 1.000 m3/ngày đêm100 – 120 triệu đồng
5.b. Riêng trường hợp xả nước thải nuôi trồng thủy sản từ 70.000 – dưới 100.000 m3/ngày đêm.
6.a. Từ 1.000 – dưới 2.000 m3/ngày đêm,140 – 160 triệu đồng
6.b. Riêng trường hợp xả nước thải nuôi trồng thủy sản từ 100.000 – dưới 150.000 m3/ngày đêm.
7.a. Từ 2.000 – dưới 3.000 m3/ngày đêm180 – 220 triệu đồng
7.b. Riêng trường hợp xả nước thải nuôi trồng thủy sản từ 150.000 – dưới 200.000 m3/ngày đêm.
8.a. Từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên220 – 250 triệu đồng
8.b. Riêng trường hợp xả nước thải nuôi trồng thủy sản từ 200.000 m3/ngày đêm trở lên.

Thứ hai, trường hợp phải có giấy phép xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Nhưng hệ thống đó lại chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Thì áp dụng mức phạt theo bảng (I), tại các mục 2a, 3a, 4a, 5a, 6a, 7a và 8a, b.

Thứ ba, giấy phép hết hạn thì áp dụng mức phạt như trường hợp không có giấy phép tại bảng (I) liệt kê như trên.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Ngoài phạt tiền, còn phải bắt buộc áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước.

– Hành vi vi phạm quy định của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước[3]

Cụ thể:

+ Sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu không thực hiện báo cáo về hoạt động xả nước thải; không báo cáo kịp thời khi có sự cố ô nhiễm xảy ra cho các cơ quan chức năng, cơ quan cấp phép và báo cáo không trung thực và đầy đủ về hoạt động xả nước thải.

+ Bị phạt từ 100 – 120 triệu đồng khi:

  • Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép;
  • Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.

+ Phạt tiền từ 120 – 130 triệu đồng khi thực hiện:

  • Thu gom nước thải không đúng thiết kế theo như trong giấy phép;
  • Vận hành hệ thống xử lý nước thải không đúng quy trình vận hành tại giấy phép;
  • Không chuẩn bị nhân lực, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó và khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước;
  • Tự ý cho tổ chức, cá nhân khác xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải do mình đầu tư, quản lý, vận hành không đúng quy định của giấy phép.

+ Xả thải vượt quá lưu lượng tại giấy phép đã đăng ký thì phần lưu lượng vượt quá sẽ áp dụng mức phạt tiền từ mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tại bảng (I).

+ Xả thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định  trong giấy phép.

Thì áp dụng hành vi xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có mức phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.[4]

+ Bên cạnh đó, nếu vi phạm quy định trong giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng (trừ các trường hợp vi phạm đã được nêu như trên tại hành vi này).

+ Phải thực hiện các hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả do gây ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước.

Lưu ý: Nghị định 36/2020 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/5/2020.

  1. Xử lý hình sự

Đó là tội gây ô nhiễm môi trường.[5]

Liên quan đến hoạt động xả nước có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dao động ở các mức độ 5 lần hoặc 10 lần. Và cả hoạt động xả thải có chứa chất phóng xạ, được đo bằng đơn vị milisivơ (mSv).

Tùy theo từng mức độ cụ thể thì sẽ có mức phạt tiền và phạt tù tương ứng.

Đối với cá nhân thì mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng và phạt tù tối đa là 07 năm tù.

Đối với pháp nhân thương mại thì mức phạt tiền tối đa là 20 tỷ đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động theo thời hạn cao nhất là 03 năm hoặc vĩnh viễn.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Vi phạm trong giấy phép xả nước thải vào nguồn nước”

Bạn đọc có thể tham khảo nội dung liên quan Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 5.6 Nghị định 36/2020

[2] Điều 20 Nghị định 36/2020

[3] Điều 21 Nghị định 36/2020

[4] Điều 4.1 và quy định cụ thể tại các Điều 13, 14 và 19 Nghị định 155/2016

[5] Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Môi Trường

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*