Cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Trong ba loại ô nhiễm môi trường hiện nay gồm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí, thì ô nhiễm nguồn nước được xem là nguy hại nhất. Vì tính lan truyền rộng rãi và ảnh hưởng không chỉ sức khỏe, đời sống con người mà cả môi trường thủy sinh. Xả nước thải vào nguồn nước là một vấn đề rất đáng quan tâm và phải được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân cần phải kinh doanh có trách nhiệm hơn và tuân thủ quy định pháp luật. Bởi vì kết hợp mối quan tâm với môi trường và gia tăng lợi nhuận đang là xu thế toàn cầu. Việc ứng dụng các công nghệ về xử lý nước thải tuân theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là điều hiển nhiên mà các doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện.

Do vậy, Luật Nghiệp Thành sẽ phổ biến các quy định liên quan về Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Những trường hợp nào phải xin giấy phép và trình tự, thủ tục cấp Giấy phép. Cụ thể như sau:

  1. Yêu cầu về xả nước thải vào nguồn nước

Các trường hợp xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép[1]
– Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình
– Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

+ Với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
+ Vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung (Hẹ thống này đã được cấp phép)
– Xả nước thải nuôi trồng thủy sản
Với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

Ngoại trừ các trường hợp trên, thì các tổ chức, cá nhân xả thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.[2]

Ngoài ra, cần tuân thủ[3]

– Phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp với quy mô xả nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Cụ thể với trường hợp quy hoạch đô thị, khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí. Và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề.

– Bên cạnh đó, các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải.

Còn có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống tiêu, thoát, dẫn nước thải. Và đương nhiên phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

  1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xả nước thải

Hồ sơ cấp bao gồm[4]:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép MẪU-ĐƠN-ĐỀ-NGHỊ-CẤP-GIẤY-PHÉP-XẢ-NƯỚC-THẢI-VÀO-NGUỒN-NƯỚC

– Đề án xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp chưa xả nước thải. MẪU-ĐỀ-ÁN-XẢ-NƯỚC-THẢI-VÀO-NGUỒN-NƯỚC

Hoặc Báo cáo hiện trạng xả nước thải đối vớ trường hợp đang xả nước thải. MẪU-BÁO-CÁO-XẢ-NƯỚC-THẢI-VÀO-NGUỒN-NƯỚC

Đều phải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước;

Và Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải.

Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

– Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải

Thẩm quyền cấp giấy phép sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.[5]

Trình tự, thủ tục:[6]

Hình thức nộp: Trực tiếp

Nộp 02 bộ hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì tổ chức, cá nhân còn phải nộp thêm 01 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình.

Và phải nộp phí thẩm định hồ sơ.

Phí thẩm định đề án, báo cáo:[7]

Lưu lượng nước xảMức phí (đồng/hồ sơ)
Từ 3.000m3/ngày đêm – dưới 10.000m3/ngày đêm17.000.000
Từ 10.000m3/ngày đêm – dưới 20.000m3/ngày đêm23.200.000
Từ 20.000m3/ngày đêm – dưới 30.000m3/ngày đêm29.200.000
Trên 30.000m3/ngày đêm35.400.000

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Kể từ ngày nhận hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc,

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ

+ Nếu hồ sơ vẫn không đủ yêu cầu thì sẽ bị trả lại hồ sơ và được thông báo rõ lý do.

Bước 2: Thẩm định đề án và báo cáo

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì:

Cơ quan tiếp nhận sẽ thực hiện thẩm định đề án, báo cáo. Và có thể sẽ kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định nếu cần thiết.

– Nếu đủ điều kiện, thì sẽ được trình lên cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép.

– Nếu không đủ điều kiện thì hồ sơ được trả lại và sẽ được thông báo lý do.

+ Trường hợp được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung đề án, báo cáo:

Cơ quan, tổ chức yêu cầu sẽ được gửi thông báo, trong đó có nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện.

Thời gian bổ sung, hoàn thiện sẽ không được tính vào thời gian thẩm định.

Thời gian thẩm định sau khi được bổ sung hoàn chỉnh là 20 ngày làm việc.

+ Trường hợp được yêu cầu lập lại đề án, báo cáo.

Thì cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp phép sẽ được gửi văn bản thông báo. Trong đó, có nêu rõ nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc,

Cá nhân và tổ chức đề nghị cấp phép sẽ được cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính[8] và nhận Giấy phép.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 16.3 Nghị định 201/2013

[2] Điều 37.3 Luật Tài nguyên nước 2012

[3] Điều 37.1, 2 Luật Tài nguyên nước 2012

[4] Điều 33 Nghị định 201/2013

[5] Điều 73.1 Luật Tài nguyên nước 2012

[6] Điều 35 Nghị định 201/2013

[7] Biểu mức thu phí kèm theo Thông tư 270/2016/TT-BTC

[8] Điều 38.2 Luật Tài nguyên nước 2012

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Môi Trường

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*