Điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm được hiểu là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm ở thể rắn, lỏng, khi. Các chất này được đánh giá có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường nếu tiếp xúc phải. Nên việc vận chuyển loại hàng hóa đặc biệt này cần phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người vận chuyển và môi trường xung quanh.

Các bạn có thể xem chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm và mức độ nguy hiểm của từng loại hàng hóa tại PHỤ LỤC I này.[1]

  1. Những yêu cầu đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường bộ

– Người lái xe, người quản lý kho, người bốc dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn về loại hàng hóa nguy hiểm và mình vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho.[2]

– Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

+ Phương tiện phải đảm bảo đủ điều kiện để lưu thông trên đường theo pháp luật về giao thông đường bộ (đã đăng ký, đăng kiểm). Các thiết bị chuyên dùng trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng điều kiện của từng loại hàng hóa.[3]

+ Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu tượng của loại hàng hóa nguy hiểm mà mình vận chuyển. Trường hợp vận chuyển nhiều loại hàng hóa nguy hiểm thì phải dán chi tiết biểu tượng của từng loại ở hai bên, phía trước và sau thân phương tiện vận chuyển.[4]

+ Sau khi vận chuyển xong hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận chuyển nữa thì phải tiến hành vệ sinh và gỡ các biểu tượng của hàng hóa nguy hiểm khỏi phương tiện. Việc vệ sinh phải được thực hiện ở nơi có đủ khả năng xử lý các loại hàng hóa nguy hiểm còn sót lại trên phương tiện. Đảm bảo an toàn cho người vệ sinh và môi trường xung quanh.[5]

– Yêu cầu đối với việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm[6]:

+ Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện, lưu kho, bãi phải được thực hiện theo đúng cách thức xếp, dỡ và bảo quản của từng loại hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp có thông báo của người thuê xếp, dỡ và bảo quản hàng hóa nguy hiểm thì thực hiện theo đúng thông báo.

+ Người thuê vận chuyển, người áp tải hoặc thủ kho là những người trực tiếp hướng dẫn quá trình xếp, dỡ lưu kho hàng hóa nguy hiểm. Không được xếp chung hàng hóa nguy hiểm với các loại hàng hóa khác có khả năng làm tăng tính nguy hiểm cho nhau. Trường hợp không có người áp tải thì người vận chuyển thực hiện xếp, dỡ theo hướng dẫn của người thuê vận chuyển.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

+ Hàng hóa nguy hiểm sau khi vận chuyển ra khỏi kho bãi thì phải tiến hành vệ sinh làm sạch. Đảm bảo không ảnh hưởng đến các hàng hóa khác khi tiến hành việc lưu kho bãi tiếp theo.

– Yêu cầu khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ[7]:

+ Không được vận chuyển các chất dễ cháy nổ qua công trình hầm có chiều dài trên 100m.

+ Không được vận chuyển đồng thời các chất dễ cháy nổ và người trên trên các phương tiện vận tải hành khách hoặc các phương tiện vận chuyển chất dễ cháy nổ khác trên cùng một chuyến phà.

  1. Những yêu cầu đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường thủy nội địa

– Thuyền viên, người làm việc trên tàu phải được đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ vận chuyển hàng hóa đặc biệt. Do đặc thù vận chuyển trên sông suối ao hồ nên nguy cơ gây ô nhiễm và mức độ tác động đến sức khỏe con người, môi trường cao hơn trường hợp vận chuyển bằng đường bộ. Do đó người vận chuyển cần phải được đào tạo chuyên môn và phải có chứng chỉ mới được phép vận chuyển[8].

– Người quản lý kho, người bốc dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn về loại hàng hóa nguy hiểm và mình vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho[9].

– Phương tiện vận chuyển tại thời điểm vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng đủ điều kiện để lưu thông trên đường thủy nội địa theo quy định (đã được đăng ký, đăng kiểm,…) và còn thời hạn tại thời điểm vận chuyển.

– Yêu cầu đối với việc xếp dỡ, lưu kho hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng đường thủy nội địa tương tự yêu cầu đối với vận chuyển bằng đường bộ.

Đây là những điều kiện tiên quyết khi tiến hành vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Nhưng để được vận chuyển hàng hóa nguy hiểm ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên thì cần phải tiến hành việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Chi tiết mời bạn đọc xem tiếp tại bài viết Cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Lưu ý Nghị định 42/2020 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/06/2020.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về “Điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Phụ lục 1 NĐ 42/2020

[2] Điều 8 NĐ 42/2020

[3] Điều 9.1 NĐ 42/2020

[4] Điều 9.2 NĐ 42/2020

[5] Điều 9.3 NĐ 42/2020

[6] Điều 10 NĐ 42/2020

[7] Điều 11 NĐ 42/2020

[8] Điều 12.1 NĐ 42/2020

[9] Điều 12.2 NĐ 42/2020

 

 

 

 

 

Document
Categories: Doanh nghiệp

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*