Doanh nghiệp quốc phòng an ninh là gì?

Doanh nghiệp quốc phòng an ninh là gì?

Doanh nghiệp quốc phòng an ninh là gì?

Bên cạnh các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… mô hình doanh nghiệp quốc phòng an ninh (DN QPAN) được xem là mô hình mới và không kém nhiều hấp dẫn. Vậy quy định pháp lý về mô hình doanh nghiệp này có những ưu đãi gì? Và tại sao nên lựa chọn mô hình doanh nghiệp này? Cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu bạn nhé!

Doanh nghiệp quốc phòng an ninh là gì?

Khái niệm DN QPAN trước đây không được luật định cụ thể, tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra khái niệm và các quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh về mô hình này. Cụ thể:

DN QPAN[1] là doanh nghiệp nhà nước và trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh (sản xuất, sửa chữa, cung cấp dịch vụ,…) phục vụ quốc phòng, an ninh.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp quốc phòng an ninh?

Thứ nhất, là công ty TNHH MTV, do Bộ Quốc phòng (BQP) hoặc Bộ Công an (BCA) đại diện chủ sở hữu.[2]

Thứ hai, hoạt động kinh doanh các lĩnh vực[3] theo

Thứ ba, công ty phải hoạt động kinh doanh theo như BQP hoặc BCA giao. (Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ không phải do BQP, BCA giao thì không được xem là DN QPAN).[4]

Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên mới được xem xét, phê chuẩn thành lập doanh nghiệp.

Điểm khác của doanh nghiệp quốc phòng?

Ngoài những quyền cơ bản của một doanh nghiệp bình thường (doanh nghiệp tư nhân, TNHH, CTCP,…): quyền tự do tìm kiếm thị trường, tự do tuyển dụng lao động, lựa chọn hình thức huy động vốn,..[5] DN QPAN còn được cấp thêm những quyền như sau:

– Được BQP cung cấp đủ vốn điều lệ, đảm bảo nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.[6]

– Được quản lý nguồn lực, tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ được giao.[7]

Document

– Được bổ sung các hoạt động kinh doanh ngoài.[8]

Bên cạnh các quyền ưu đãi, DN QPAN cũng cần phải đáp ứng các nghĩa vụ như:

– Chấp hành chuyển giao vốn, tài sản trong trường hợp cần thiết theo quyết định của BQP, BCA.[9]

– Thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh theo quyết định của BQP, BCA.[10]

– Tuân theo các quy định về pháp luật về hợp tác quốc tế và quy định của BQP, BCA khi liên kết với tổ chức nước ngoài thực hiện nhiệm vụ.[11]

Chính sách ưu đãi dành cho DN ANQP?

– Miễn, giảm tiền thuê đất đối với phần đất được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ được giao.[12]

– Được nhà nước chi trả các khoản chi phí sử dụng nguồn lực vũ trang (quân trang cho quân nhân, chi phí diễn tập,…).[13]

– Nhà nước hỗ trợ kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì vận hành dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh đối với trường hợp DN không có khả năng bù đắp chi phí.[14]

– Nhà nước hỗ trợ 02 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 02 tháng lương thực hiện trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập.[15]

– Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà trẻ, chi phí giáo dục tại địa bàn doanh nghiệp.[16]

– Ưu đãi đối với lao động thực hiện công việc tại DN QPAN: Chi trả lương theo chế độ giống với quân nhân[17], trường hợp tai nạn lao động thì được xem xét hưởng chế độ là người có công[18], Nhà nước đảm bảo trả đủ lương trong thời gian thực hiện công việc tại DN QPAN.[19]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp quốc phòng an ninh là gì?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 2.2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[2] Điều 13.1(a) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[3] Điều 13.1(b) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[4] Điều 13.1(c) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[5] Điều 14 Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[6] Điều 14.1 Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[7] Điều 14.3 Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[8] Điều 14.2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[9] Điều 14.4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[10] Điều 14.5 Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[11] Điều 14.6 Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[12] Điều 16.1(a) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[13] Điều 16.1(b) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[14] Điều 16.1(c) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[15] Điều 16.1(d) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[16] Điều 16.1(d) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[17] Điều 16.2(a) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[18] Điều 16.2(b) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

[19] Điều 16.2(c) Nghị định 47/2021/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*