Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa
“Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài (“ĐTNN”) có hoạt động đầu tư vào Việt Nam cụ thể là trong hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa phải chú ý thực hiện hoạt động báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 31/01 và nộp cho cơ quan quản lý Sở Công thương hoặc Bộ Công thương tương ứng với hoạt động của mình.”[1]
Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là gì?
Là bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại, xuất, nhập khẩu hàng hóa, phân phối, dịch vụ logistics, dịch vụ xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, v.v… Đây là một trong những ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà ĐTNN, hiện tại, hạn chế góp vốn đối với ngành, nghề này đã được dỡ bỏ theo Biểu cam kết WTO và cho phép vốn đầu tư nước ngoài lên đến 100%. Hơn nữa, hoạt động bán buôn, bán lẻ cũng là 01 trong 05 ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất cùng với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản, v.v…
Vì việc báo cáo hoạt động là bắt buộc nên nhà đầu tư cần chú ý sau khi đã hoàn thành các yêu cầu về giấy chứng nhận, giấy phép thì phải nộp báo cáo do cơ quan nhà nước chuyên môn quản lý. Mà ở đây là Sở Công thương hoặc Bộ Công thương là cơ quan theo dõi, giám sát hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Dưới đây là biểu mẫu báo cáo tại Phụ lục Nghị định 09/2018/NĐ-CP:
Thời gian nộp: Trước ngày 31/01 hàng năm
Xác định cơ quan nộp báo cáo
– Nhà đầu tư nộp báo cáo cho Bộ Công thương với các hoạt động sau:
(a) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn.
(b) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.
(c) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
(d) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
(e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
(f) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
(g) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
(h) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
– Nhà đầu tư nộp báo cáo cho Sở Công thương tại nơi đã cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Mức phạt đối với hành vi không nộp báo cáo trên là từ 10 đến 20 triệu đồng.[2] Đây là mức phạt tiền đối với tổ chức và cá nhân.[3]
Trên đây là nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp FDI phải nộp báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bố sung.
Biên tập: Nguyễn Linh Chi
Người hướng dẫn: Luật sư Thuận
[1] Điều 40. Nghị định 09/2018/NĐ-CP
[2] Điều 70. Nghị định 98/2020/NĐ-CP
[3] Điều 4.4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP