Doanh nghiệp FDI có phải đăng ký quyền xuất khẩu nhập khẩu khi hoạt động tại VN?

Doanh nghiệp FDI có phải đăng ký quyền xuất khẩu nhập khẩu khi hoạt động tại VN?

Doanh nghiệp FDI có phải đăng ký quyền xuất khẩu nhập khẩu khi hoạt động tại VN?

Câu hỏi: Tôi có đầu tư mua phần vốn góp của một doanh nghiệp Việt Nam, nay thủ tục đã hoàn tất. Hoạt động kinh doanh của công ty sau khi tôi mua cũng giống như công ty Việt Nam trước đó. Chúng tôi dự tính sẽ xuất khẩu lẫn nhập khẩu các hàng hóa thực phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và từ Việt Nam đi nước ngoài. Vậy công ty tôi có phải xin cấp phép để thực hiện các quyền nhập khẩu, xuất khẩu không?

1. Đầu tiên, cần giải thích quyền xuất khẩu và nhập khẩu liên quan đến tổ chức kinh tế có vốn đầu nước ngoài tại Việt Nam là gì?[1]

Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm các quyền: quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu nhằm để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu.

Lưu ý: Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quy định giới hạn về quyền xuất khẩu như trên là để tránh các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thu mua hàng hóa trực tiếp từ người dân, tránh việc tổ chức mạng lưới mua hàng và thao túng thị trường hàng hóa Việt Nam, có thể dẫn tới độc quyền gây khan hiếm hàng hóa.

Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm các quyền: quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Lưu ý: Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền nhập khẩu giới hạn như trên là để bắt buộc trong trường hợp các doanh nghiệp FDI muốn tham gia hệ thống phân phối hàng hóa thì phải thực hiện cấp giấy phép kinh doanh để phân phối hàng hóa. Vì phân phối bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và cả nhượng quyền thương mại, cần thiết sự kiểm soát đối với các hoạt động này tuân theo quy định của pháp luật.

2. Có phải cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu?

– Về quyền nhập khẩu, Theo quy định pháp luật thì hiện nay chỉ có yêu cầu phải cấp giấy phép kinh doanh khi thực hiện quyền nhập khẩu đối với các hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn vào Việt Nam.[2]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Về quyền xuất khẩu, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu các loại hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa mà do tổ chức đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, và phải theo các điều kiện sau:

+ Hàng hóa xuất khẩu đó không thuộc các danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; tạm ngừng xuất khẩu; không được quyền xuất khẩu được nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà yêu cầu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép về mặt hàng đó hoặc đáp ứng đủ các điều kiện.

– Vậy ngoài các hoạt động mà không phải cấp giấy phép kinh doanh thì quyền nhập khẩu với hàng hóa không phải là dầu, mỡ bôi trơn và quyền xuất khẩu được quy định như thế nào?

Theo quy định thì đối với doanh nghiệp FDI mà thuộc các trường hợp đối với tổ chức kinh tế mà có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc trường hợp mà có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài đáp ứng các điều kiện và thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.[3] Các doanh nghiệp này sẽ được thực hiện quyền xuất khẩu và nhập khẩu sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cụ thể, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký ngành nghề 8299 (CPC: 622),

  1. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện đăng ký bổ sung, điều chỉnh trên GCNĐKDN và GCNĐKĐT thì doanh nghiệp mới có thể xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

3. Thực hiện quyền XK, NK của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Về việc thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại VN thì các doanh nghiệp này cần chú ý đến các vấn đề sau:

Doanh nghiệp FDI khi tiến hành hoạt động xuất khẩu nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN VN là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do BCT công bố, đồng thời phải thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan.[4] Cụ thể, sẽ có các quyền sau:

Quyền xuất khẩu

Quyền nhập khẩu

– Được quyền xuất khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu thuộc Phụ lục I. Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu Nghị định 69/2018/NĐ-CP.– Được quyền nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền nhập khẩu quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư 34/2013/TT-BCT
– Được quyền xuất khẩu đối với hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền xuất khẩu quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư 34/2013/TT-BCT– Được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam
– Được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân có đăng ký kinh doanh để xuất khẩu– Được nhập khẩu hàng hóa và bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại VN.
– Được quyền trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định pháp luật VN 

* Về thủ tục cần chú ý:[5]

– Với các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì phải có giấy phép của bộ hoặc cơ quan ngang bộ.

– Với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

– Với hàng hóa mà thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà phải kiểm tra[6] thì phải chịu sự kiểm tra

– Trường hợp không thuộc các hàng hóa được nêu trên thì chỉ cần giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp FDI có phải đăng ký quyền xuất khẩu nhập khẩu khi hoạt động tại VN?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

 

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phải hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP

[2] Điều 5.1.(b) và Điều 9.4.(b) Nghị định 09/2018/NĐ-CP

[3] Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP và Điều 23.1.(b), (c) Luật Đầu tư 2020

[4] Điều 3.2 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-BCT

[5] Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

[6] Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu phải kiểm tra theo Điều 65. Luật Quản lý ngoại thương

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*