Điều kiện kinh doanh bảo hành bảo dưỡng xe ô tô

Điều kiện kinh doanh bảo hành bảo dưỡng xe ô tô

Điều kiện kinh doanh bảo hành bảo dưỡng xe ô tô

Xe ô tô hiện nay đang là một trong những phương tiện giao thông quan trọng tại Việt Nam bên cạnh xe máy. Với các tiện ích như chở được nhiều người, không gian để hàng rộng rãi, không lo ngại thời tiết, an toàn hơn xe máy khi lưu thông trên đường. Điều này dẫn đến lượng tiêu thụ xe ô tô bình quân của Việt Nam vào khoảng 352.000 chiếc, giữ mức tăng trưởng trên 10%/năm. Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu trong xã hội từ 10% lên 23% trong 10 năm tiếp theo có thể thấy ngành ô tô sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai gần. Với số lượng xe bán ra ngày càng nhiều dẫn đến một nhu cầu tất yếu đó là việc bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô. Đây là một việc làm rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển, giúp xe vận hành ổn định và tăng độ bền của xe sau thời gian dài sử dụng.

Tại Việt Nam nếu muốn kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô thì không phải cứ mở một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng là được. Do yêu cầu của công việc cần đảm bảo an toàn cho người làm việc, xe ô tô được bảo hành, bảo dưỡng đúng cách thì cơ sở phải đáp ứng một số điều kiện trước khi đi vào hoạt động và phải có Giấy phép bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô. Cụ thể như thế nào mời bạn xem tiếp bài viết dưới đây:

  1. Điều kiện kinh doanh bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô[1]

– Đầu tiên nếu muốn kinh doanh bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô thì phải tiến hành thành lập công ty, có đăng ký ngành nghề kinh doanh bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.

– Nhà xưởng phải được xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng của công ty;

– Có thiết kế các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được yêu cầu của từng công việc;

– Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

– Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với xe ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Trường hợp có sử dụng phần mềm thì công ty phải đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của phần mềm trước khi sử dụng và chịu trách nhiệm về việc này;

Document

– Có đội ngũ nhân viên và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

– Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của: Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước hoặc Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài.

Sau khi nhận thấy mình đã đáp ứng đủ các điều kiện trên công ty có thể tiến hành soạn hồ sơ đề nghị cấp Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

  1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Thành phần hồ sơ bao gồm[2]:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô: 1 bản (Mẫu số 12 Phụ lục II);

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (1 bản sao y chứng thực);

– Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô: 1 bản (Mẫu số 13 Phụ lục II)

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm chuẩn đoán và các cam kết hỗ trợ kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô.

Hồ sơ gửi về: Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải (Cơ quan kiểm tra).

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, trong vòng 5 ngày làm việc Cơ quan kiểm tra sẽ thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô. Sau khi kiểm tra nếu cơ sở chưa đạt yêu cầu Cơ quan kiểm tra sẽ thông báo các hạng mục chưa đạt cần khắc phục. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày đánh giá chưa đạt lần đầu nếu cơ sở không khắc phục các hạng mục chưa đạt thì hồ sơ sẽ bị hủy. Nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Cơ sở có thể chọn nhận trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc nhận qua đường bưu điện.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ cơ sở mỗi 24 tháng. Trường hợp có văn bản khiếu nại, phản ánh hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng về việc vi phạm liên quan đến hoạt động bảo hành, bảo dưỡng của cơ sở thì Cơ quan kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra đột xuất[3].

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về “Điều kiện kinh doanh bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 21 NĐ 116/2017/NĐ-CP

[2] Điều 22 NĐ 116/2017/NĐ-CP

[3] Điều 25.1,2 NĐ 116/2917/NĐ-CP

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*