Điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao

Điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao

Điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao

Kinh doanh dịch vụ thể thao là việc sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao để cung cấp một, một số hoặc tất cả các dịch vụ bao gồm: Hướng dẫn tập luyện, tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao nhằm mục đích sinh lợi. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và để thành lập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này cần đảm bảo các quy định sau:

1) Các vấn đề liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thể thao

– Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm[1]:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  2. Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp;
  3. Phải kèm theo danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và kèm theo danh sách cổ đông sáng lập nếu thành lập công ty cổ phần.

Các bạn có thể tham khảo bài viết về thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên tại: Những điều cần biết khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Lưu ý: Danh sách phải kèm theo các giấy tờ sau: Quyết định thành lập; Bản sao công chứng không quá 06 tháng giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu/Căn cước công dân còn hiệu lực, của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ,…

  1. 4. Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).

– Cách thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Có thể nộp hồ sơ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính[2].

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thể thao: Bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện[3].
  2. Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao[4]

Lưu ý: Nếu hoạt động kinh doanh đó bắt buộc phải có người hướng dẫn tập luyện; kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm hoặc hoạt động thể thao dưới nước. Thì, Bản tóm tắt phải kèm theo các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thể thao:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

+ Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao (thông thường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đăng ký địa điểm kinh doanh). Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh thì sẽ nộp tại nơi doanh nghiệp có trụ sở chính[5].

+ Tiến hành kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp[6].

+ Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc qua đường bưu điện, qua mạng điện tử[7].

2) Chế tài đối với vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng[8].

– Đối với các hành vi như: Tiến hành hoạt động kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; Cho người khác thuê hoặc mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; hay vẫn cố ý tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh khi mà Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã bắt đầu có hiệu lực, sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng[9]. Đồng thời, buộc nộp lại toàn bộ số tiền lời thu được từ các hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật nêu trên[10].

Lưu ý: Đối với trường hợp cho người khác thuê hoặc mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận này trong thời hạn từ 1 tháng – 6 tháng[11].

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về việc “Thủ tục thành lập và điều kiện hoạt động của Tổ chức kinh doanh dịch vụ thể thao”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 22, Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014

[2] Điều 27 Nghị định 78/2015

[3] Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 36/2019

[4] Mẫu số 03 tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 36/2019

[5] Khoản 1, Điều 20 Nghị định 36/2019

[6] Khoản 2, Điều 20 Nghị định 36/2019

[7] Khoản 3, Điều 20 Nghị định 36/2019

[8] Khoản 1, Điều 16 Nghị định 46/2019

[9] Khoản 2, Điều 16 Nghị định 46/2019

[10] Khoản 5, Điều 16 Nghị định 46/2019

[11] Khoản 4, Điều 16 Nghị định 46/2019

 

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*