Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Cập nhật, bổ sung ngày 18/6/2024

Hiện nay, Việt Nam tập trung phát triển và hiện đại hóa nền khoa học, công nghệ, công nghiệp vì thế việc mở cửa thị trường, hội nhập với quốc tế để giao lưu kiến thức, trao đổi kinh nghiệm là điều cần thiết, đặc biệt là ở thị trường lao động. Vậy, để làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài cần thỏa mãn những điều kiện gì?

1. Lao động nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để làm việc tại Việt Nam?[1]

– Đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sư đầy đủ;

– Có đủ sức khỏe;

– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc;

– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

– Đã được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

*Lưu ý: NSDLĐ chỉ tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại các vị trí quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật nếu người lao động Việt Nam chưa thể đáp ứng các điều kiện, tiêu chí mà doanh nghiệp đặt ra.

NSDLĐ và doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm các điều kiện, quá trình, thời hạn gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động nước ngoài tại bài viết: Chỉ được tuyển lao động nước ngoài khi không thể tuyển lao động Việt Nam

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

2. Làm gì để được cấp Giấy phép lao động?

a) Hồ sơ, thủ tục cấp:

Qúy bạn đọc tham khảo bài viết sau Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cũng như tham khảo các trường hợp đặc biệt có thể xảy ra khi cấp mới, thay đổi nội dung trong Giấy phép.

b) Thời hạn của Giấy phép được xác định theo thời hạn của một trong các trường hợp sau, nhưng không quá 02 năm:[2]

– Thời hạn của hợp đồng lao động; thỏa thuận ký kết

– Thời hạn mà doanh nghiệp nước ngoài cử NLĐ sang làm việc tại Việt Nam;

– Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử NLĐ nước ngoài vào Việt Nam đàm phán cung cấp dịch vụ/thành lập hiện diện thương mại;

– Thời hạn được xác định trên giấy phép hoạt động của doanh nghiệp;

– Thời hạn trong văn bản chứng minh NLĐ nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam

*Tuy nhiên, trong một số trường hợp được miễn Giấy phép lao động đối với người nước ngoài, để hiểu rõ Qúy bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thủ tục xác nhận tại bài viết: Thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động đối với người nước ngoài

3. Sau khi cấp Giấy phép lao động:

Khi NLĐ nước ngoài được tuyển dụng và có cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam, thì việc khai báo lưu trú và đóng BHXH, thuế TNCN sẽ do NSDLĐ chịu trách nhiệm thực hiện.

Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm trong trường hợp này, Qúy bạn đọc tham khảo bài viết Sau khi người lao động nước ngoài cấp Giấy pháp thì Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhân “Chia sẻ” bài vết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phàn hồi, góp ý bổ sung

Biên tập: Nguyễn Thị Thanh Trà

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

Ngày cập nhật, bổ sung: ngày 18/6/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

[1] Điều 151 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 10 Nghị định 152/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*