Điều chỉnh mức doanh thu và mức thuế khoán của Hộ kinh doanh
Điều chỉnh mức doanh thu và mức thuế khoán của Hộ kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ thì được kê khai và nộp thuế TNCN, GTGT theo phương pháp thuế khoán. Việc tính số tiền thuế phải nộp phụ thuộc vào doanh thu tính thuế của HKD và mức thuế khoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp HKD có thể đề nghị điều chỉnh giảm mức doanh thu và mức thuế khoán, Bạn cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu rõ hơn những trường hợp này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Doanh thu và mức thuế khoán được xác định như thế nào?
Doanh thu và mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc được tính theo tháng. Hộ kinh doanh tự xác định doanh thu và mức thuế khoán trên tờ khai thuế hoặc cơ quan thuế thực hiện ấn định.
Để biết rõ hơn về Thuế của Hộ kinh doanh bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY
Các trường hợp xem xét điều chỉnh mức doanh thu và mức thuế thuế khoán đối với HKD:[1]
+ Hộ kinh doanh thay đổi quy mô kinh doanh: diện tích kinh doanh, lao động sử dụng, doanh thu.
-Mức thuế khoán của hộ kinh doanh được xác định dựa vào doanh thu của HKD vì vậy khi có sự thay đổi diện tích kinh doanh, số lượng lao động thì có thể làm tăng hoặc giảm doanh thu của HKD điều này ảnh hưởng đến mức thuế khoán mà HKD phải nộp. Vì vậy, khi có sự thay đổi HKD khai điều chỉnh bổ sung tờ khai thuế thì sẽ được được cơ quan thuế xem xét điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán.
+ Hộ kinh doanh thay đổi địa điểm kinh doanh
– Thứ nhất, đối với phương pháp thuế khoán thì căn cứ tính thuế còn phụ thuộc vào ý kiến tham vấn, tiếp nhận phản hồi từ các cơ quan địa phương và Hội đồng tư vấn thuế. Do đó, tại mỗi địa điểm kinh doanh doanh thu, mức thuế khoán có thể được đánh giá phụ thuộc vào điều kiện của địa phương.
– Thứ hai, cơ quan quản lý thuế trực tiếp của HKD là cơ quan thuế tại địa bàn nơi Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, khi thay đổi địa điểm kinh doanh HKD cần thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế và khai thuế tại địa điểm mới để thực hiện nghĩa vụ thuế đúng theo quy định và được xem xét điều chỉnh mức thuế khoán.
+ Hộ kinh doanh thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (kể cả không thay đổi tỷ lệ, thuế suất áp dụng)
– Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ được áp dụng một mức thuế suất khác nhau nên khi thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến mức thuế khoán mà HKD phải nộp. Vì vậy khi có sự thay đổi hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục để thay đổi thông tin đăng ký thuế và bổ sung tờ khai thuế.
– Doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh bao gồm toàn bộ số tiền mà HKD có được từ bán hàng, gia công, hoa hồng,… trong kỳ tính thuế nên khi có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của HKD.
VD: Thuế suất thuế GTGT đối với lĩnh vực phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%. Tuy nhiên khi HKD phân phối bánh mì thì sẽ khác so với phân phối mặt hàng kinh doanh khác. Do đó, mặc dù không thay đổi tỷ lệ, thuế suất áp dụng nhưng mức thuế khoán sẽ thay đổi.
+ Hộ kinh doanh ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh
-Mức thuế khoán được xác định theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ nên trường hợp tạm ngừng kinh doanh nếu HKD thông báo đến cơ quan thuế thì sẽ được điều chỉnh mức thuế khoán cho thời gian tạm ngừng.
+ Hộ kinh doanh ngừng hoặc tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Doanh thu và mức thuế khoán sẽ do cơ quan thuế xem xét điều chỉnh.
+ Hộ kinh doanh chuyển sang phương pháp kê khai. Trong quá trình chuyển đổi qua phương pháp kê khai thì cơ quan thuế sẽ điều chỉnh giảm mức thuế khoán cho thời gian này.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Điều chỉnh mức doanh thu và mức thuế khoán của Hộ kinh doanh”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Trần Thị Ngân
Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 13.4(b) Thông tư 40/2021/TT-BTC