Di chúc kèm theo yêu cầu không được chuyển nhượng nhà

Di chúc kèm theo yêu cầu không được chuyển nhượng nhà

Di chúc kèm theo yêu cầu không được chuyển nhượng nhà

Tình huống: Bố tôi đã mất và có để lại di chúc. Nhà tôi không có anh em, mẹ và ông bà cũng đã mất. Trong di chúc bố có để lại cho tôi căn nhà nhưng lại kèm theo yêu cầu là không được bán căn nhà. Vậy khi tôi nhận thừa kế và là chủ căn nhà nhưng tôi vẫn không được bán nhà sao? Mong được giải đáp.

Luật Nghiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

1.Nếu nội dung di chúc của bố bạn để lại là hợp pháp[1] thì lúc này di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc. Xét thấy chỉ có bạn là người thừa kế duy nhất vì không có ngưởi thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Ta cần xem xét bố bạn để lại di chúc có nêu các vấn đề như sau hay không.

TH1: Nếu bố bạn có đề cập rõ trong di chúc là di sản là căn nhà trên để dành cho việc thờ cúng và cho bạn quản lý.

Thì theo quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Bộ luật Dân sự thì di sản thừa kế chỉ được bán đi khi di sản thừa kế của ông A để lại mà không thể thanh toán hết nghĩa vụ tài sản.[2] Lúc đó, người thừa kế là bạn mới được phép bán. Ngoài trường hợp trên, bạn sẽ không được phép bán căn nhà dùng cho việc thờ cúng đó.

Do đó, với tư cách là người thừa kế thì bạn phải sử dụng căn nhà vào việc thờ cúng, nếu không thể đảm nhiệm thì bạn cũng có thể cử người khác để quản lý phần di sản thờ cúng này.[3]

Document

TH2: Bố bạn để lại di chúc nhưng không hề đề cập là để lại căn nhà cho việc thờ cúng.

Có thể hiểu căn nhà trên như mọi tài sản thông thường khác (không để thờ cúng) sẽ được bạn sở hữu và bạn là người thừa kế di sản đó.

Tuy nhiên, xét đến quyền của người lập di chúc, thực tế bố bạn có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế là con mình, cụ thể có nêu rõ “Không được bán căn nhà”. Do đó, bạn cần có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đã được giao.

Nhưng về thực tế, khi là người thừa kế di sản thì bạn sẽ cần thực hiện các thủ tục như đến văn phòng công chứng khai nhận thừa kế để được đăng ký biến động (sang tên trên sổ hồng). Việc này là nhằm xác nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của bạn.

Hơn nữa, trong quá trình sang tên, tại Giấy chứng nhận, cơ quan cấp cũng không thể ghi nhận các vấn đề tại di chúc như không đươc chuyển nhượng căn nhà. Bên cạnh đó, bạn lại là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà thì đương nhiên sẽ có các quyền chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn, v.v… và trong đó có cả chuyển nhượng.[4]

Vì là chủ sở hữu hợp pháp nên bạn có quyền sử dụng, định đoạt, chiếm hữu căn nhà trên. Nên dù nội dung di chúc yêu cầu không chuyển nhượng sau khi bạn nhận thừa kế là điều khó có thể thực hiện.

Do đó, bạn có quyền bán căn nhà tại trường hợp này.

2.Nếu di chúc không hợp pháp, Bạn có thể tham khảo tại đây Các nguyên nhân thường gặp khiến di chúc vô hiệu.

Thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật[5] và bạn là người thừa kế duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất[6]. Và cũng tương tự như TH2 đã giải thích ở mục 1, bạn cũng sẽ thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế tại Văn phòng công chứng nơi có bất động sản. Sau đó, cần đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thông qua thủ tục đăng ký biến động. Vì không chịu ảnh hưởng bởi nội dung di chúc và là chủ sở hữu hợp pháp nên bạn có quyền bán căn nhà trên.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Di chúc kèm theo yêu cầu không được chuyển nhượng nhà”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1]Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015

[2]Điều 645.2 Bộ luật Dân sự 2015

[3]Điều 645.1 Bộ luật Dân sự 2015

[4] Điều 95.4.a Luật đất đai 2013

[5]Điều 650.1.b Bộ luật Dân sự 2015

[6] Điều 651.1.a Bộ luật Dân sự 2015

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*