Để lại di sản thờ cúng cho con cháu với điều kiện không chuyển nhượng

Để lại di sản thờ cúng cho con cháu với điều kiện không chuyển nhượng

Để lại di sản thờ cúng cho con cháu với điều kiện không chuyển nhượng

Câu hỏi: Tôi đang lập di chúc để lại cho con tôi quản lý phần đất và nhà sử dụng vào việc thờ cúng, và không cho phép chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Vậy sau này con tôi nhận các tài sản của tôi thì có bán được nhà đất không?

Luật Nghiệp Thành trả lời tư vấn của bạn như sau:

Pháp luật có quy định về quyền lập di chúc của công dân là có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản của mình để sử dụng cho việc thờ cúng. Do là chủ sở hữu nên bạn có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho ai, cho những mục đích gì.

Bên cạnh nhiều mục đích như giao lại tài sản cho con cái, họ hàng thì dành phần tài sản cuối đời của mình cho việc thờ cúng là một nét truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Nhà đất thờ cúng sẽ là nơi con cháu dòng họ hội tụ và bày tỏ lòng thành kính, tôn trọng với ông cha tổ tiên của mình, giúp duy trì, khắng khít tình cảm họ hàng. Do đó, nhiều dòng họ sẽ góp tiền xây dựng nhà từ đường, thờ họ, am, miếu, v.v… với mục đích thờ cúng, cho nên nhà đất thờ cúng sẽ chỉ sử dụng cho mục đích thờ cúng. Điều này thường được thể hiện qua di chúc của người đã chết hoặc nếu không theo di chúc mà chia theo pháp luật thì con cháu có thể sẽ thỏa thuận là không phân chia di sản thừa kế mà dùng vào mục đích hương hỏa dòng họ thông qua Văn bản thỏa thuận của các người thừa kế.

Nên hiểu rằng nếu đã lập di chúc hoặc thỏa thuận là nhà đất sử dụng cho mục đích thờ cúng thì sẽ không được chia thừa kế, không thuộc quyền sở hữu của ai.

Vậy có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với người nhận thừa kế ?

Vì đã chuyển giao cho người khác quản lý nên đương nhiên sẽ được cấp giấy chứng nhận, cụ thể mục ghi chú tại giấy chứng nhận sẽ được trình bày như sau:

 “Để thừa kế cho ông Trần Văn C, CMND số 0209086xx và vợ là bà Nguyễn Thị D, CMND số 0209086xx, địa chỉ tại số xx đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội; theo hồ sơ số 010675.TK.002”;[1] Nên sẽ hiện rõ nội dung ghi chú là nhà đất được thừa kế.

Có giấy chứng nhận chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng thì có được chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, v.v…?

Document

Hiện có không ít trường hợp người thừa kế đất thờ cúng bán đất thờ cúng cho người khác và người mua vẫn được cấp sổ.

Cụ thể như trường hợp ở Huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa:

Các chị em có thỏa thuận ông L là người thừa kế sẽ sử dụng đất do cha mẹ để lại sử dụng cho việc hương hỏa. Các chị em đều cho ông L là người quản lý đất gia tộc và không được chuyển nhượng với bất cứ hình thức nào.

Nhưng ông L sau đó lại chuyển nhượng đất cho bà N, và bà N đã được UBND huyện Diên Khánh cấp GCNQSDĐ.

Khi gia đình biết tin đã khởi kiện ông L thu hồi GCNQSDĐ do đã không thực hiện đúng văn bản thỏa thuận là chuyển nhượng đất.

Sau đó ngày 27/01/2016, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Diên Khánh có biện pháp kiểm tra, chỉ đạo rút kinh nghiệm và khắc phục vi phạm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện.

Và ông L đã bị thu hồi GCNQSDĐ.

Dựa vào tình huống thực tế trên, ta hiểu rằng người quản lý di sản sẽ có quyền sử dụng nhưng sẽ bị hạn chế quyền định đoạt di sản như là chuyển nhượng nếu đã được nêu trong di chúc hoặc trong văn bản thỏa thuận về việc không cho phép chuyển nhượng.

Vì hiện tại không có quy định sẽ ghi thêm các nội dung như “Không được chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp,…” trên GCNQSDĐ. Nên việc cấp GCN nếu người quản lý di sản thờ cúng có phát sinh chuyển nhượng cho người khác thì việc phát hiện đa phần sẽ phụ thuộc vào sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hồ sơ được cấp GCN do thừa kế trước đó hoặc phát hiện khi người có liên quan khởi kiện tại Tòa án.

Vậy nếu người được chỉ định sẽ quản lý di sản cho việc thờ cúng không thực hiện đúng di chúc thì phải làm gì?[2]

Nếu đã chỉ định cho một người quản lý di sản mà người đó không thực hiện đúng trách nhiệm theo di chúc hoặc không theo văn bản thỏa thuận từ các người thừa kế khác thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì những người thừa kế sẽ tiếp tục chọn ra người quản lý di sản khác.

Trường hợp thừa kế theo di chúc, thì sẽ cử người thừa kế theo di chúc còn lại quản lý.

Nếu người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý di sản hợp pháp trong số những người mà thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Có thể hiểu di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ chuyển từ người này sang người khác quản lý không được ai khác sở hữu và chỉ sử dụng một mục đích duy nhất là thờ cúng. Nhưng các quy định hiện tại chỉ quy định tới giai đoạn là đời thứ nhất, lúc người lập di chúc chỉ định người quản lý di sản và trường hợp mà người được chỉ định đó thực hiện không đúng thì sẽ chuyển giao cho người khác, chứ chưa đề cập đến các đời tiếp theo sẽ quản lý như thế nào khi mà người quản lý di sản sau nhiều năm chết đi.

Theo thực tiễn áp dụng luật thì di sản thừa kế mà dòng họ để lại thờ cúng khi đến đời thứ hai thì Tòa án nhân dân tối cáo đã coi đây là di sản thừa kế của người quản lý di sản và chia thừa kế chứ không còn giữ mục đích làm di sản thờ cúng nữa.[3]

Nếu hướng xử lý như trên thì mục đích và ý nguyện của người để lại di sản đời thứ nhất vào việc thờ cúng đã không còn đảm bảo.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Để lại di sản thờ cúng cho con cháu với điều kiện không chuyển nhượng

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng Chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 18.1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

[2] Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Cụ thể bạn tham khảo Quyết định giám đốc thẩm số 334/2013/DS-GĐT ngày 19/8/2013 của Tòa dân sự TANDTC, tham khảo tại https://tapchitoaan.vn/hoan-thien-quy-dinh-ve-can-cu-xac-lap-di-san-dung-vao-viec-tho-cung

 

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*