Công ty ép nhân viên trích lương mua sản phẩm, chủ doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Công ty ép nhân viên trích lương mua sản phẩm, chủ doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Công ty ép nhân viên trích lương mua sản phẩm, chủ doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Từ năm 2021, người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. Nếu chủ doanh nghiệp cố ý vi phạm quy định này thì sẽ bị xử lý ra sao? Tại đây Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp không được can thiệp vào chi tiêu tiền lương của nhân viên

Tiền lương là số tiền được doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận[1].

Số tiền này phải được trả trực tiếp, đầy đủ theo đúng thời hạn đã ấn định. Trường hợp không thể nhận lương trực tiếp, người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận thay mình[2].

Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Như vậy, dựa vào luật định nêu trên thì người lao động phải được tự quyết định đối với việc chi tiêu lương mà không gặp phải bất kì hạn chế hay sự can thiệp nào từ phía doanh nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nhằm ép buộc người lao động trích lương để mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hoặc của nhà cung cấp khác.

2. Mức phạt chủ doanh nghiệp khi ép nhân viên trích lương mua hàng hóa

Document

Nếu bị ép dùng lương để mua sản phẩm của doanh nghiệp, người lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội[3].

Việc tố cáo có thể được thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp tới Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đối với người sử dụng lao động là cá nhân, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động sẽ phải nộp phạt theo các mức khác nhau[4]:

– Có từ 01 người đến 10 người lao động bị vi phạm: Phạt 05 – 10 triệu đồng

– Có từ 11 người đến 50 người lao động bị vi phạm: Phạt 10 – 20 triệu đồng

– Có từ 51 người đến 100 người lao động bị vi phạm: Phạt 20 – 30 triệu đồng

– Có từ 101 người đến 300 người lao động bị vi phạm: Phạt 30 – 40 triệu đồng

– Có từ 301 người lao động bị vi phạm trở lên: Phạt 40 – 50 triệu đồng

Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ bị phạt gấp 02 lần mức xử phạt so với cá nhân[5].

Bạn đọc tham khảo: Phạt tiền, cắt lương trong xử lý kỷ luật lao động

Bạn đọc tham khảo: Yêu cầu đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp

Trên đây là toàn bộ bài viết về “Công ty ép nhân viên trích lương mua sản phẩm, chủ doanh nghiệp bị phạt thế nào?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 90 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 94 Bộ luật Lao động 2019

[3] Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

[4] Điều 17.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 6.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*