Đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính

Đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính

Đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính

Vài năm trở lại đây, cùng với sự xâm nhập sâu rộng của của cuộc cách mạng công nghiệp  4.0, nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắc và phát triển đáng kể, những vấn đề trước đây phải tốn nhiều thời gian, nhân công và chi phí thì nay đã có công nghệ giải quyết một cách ổn thỏa, nhanh gọn. Những điểm tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại là không thể bàn cãi.

Đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính

Tuy nhiên, bên cạnh đó trong lĩnh vực công nghệ phần mềm máy tính là tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ở mức báo động hơn bao giờ hết, tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan phần mềm (chương trình máy tính)[1] luôn ở mức rất cao, phần lớn nguyên nhân là do các phần mềm chưa được chủ sở hữu đăng ký bản quyền, rồi bị đánh cắp sử dụng tràn lan. Nên vậy, để đảm bảo quyền lợi và khẳng định quyền sở trí tuệ của mình, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế, công sức trí tuệ bị sao chép và các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai, chủ sở hữu, công ty phần mềm nên thực hiện đăng ký bản quyền tác giả, khi vừa sáng tạo, sáng tác ra phần mềm.

Việc đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Document

Thành phần hồ sơ gồm có: [2]

  • Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm (theo mẫu);
  • Giấy cam đoan trách nhiệm nội dung phần mềm của tác giả  hoặc văn bản đồng ý của đồng tác giả, đồng sở hữu sáng tác (nếu có);
  • Hai bản sao nội dung phần mềm (lưu trong 2 đĩa CD), 3 bản in phần mềm đóng thành quyển;
  • Hai Bản sao GCNĐKDN  có chứng thực và quyết định đối với doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là tổ chức;
  • Hai bản sao giấy tờ tùy thân của tác giả: CMND/CCCD/Hộ chiếu có chứng thực;
  • Giấy ủy quyền/Quyết định giao việc/Biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có);

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả

  • Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục bản quyền tác giả Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện cục bản quyền tác giả TP.Hồ Chí Minh;
  • Văn phòng đại diện cục bản quyền tác giả Đà Nẵng.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả [3]

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc (nếu hồ sơ hợp lệ), cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính cho chủ sở hữu.
  • Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính, cục bản quyền tác giả sẽ thông báo lại cho người nộp đơn kèm lý do.
  • Mức phí đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính là 600.000 đồng [4].

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP

[2] Điều 36.1 Nghị định 22/2018/NĐ-CP và Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.

[3] Điều 37.1 Nghị định 22/2018/NĐ-CP và Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.

[4] Điều 4 mục I.5 Thông 211/2016-TT-BTC

Document
Categories: Công Nghệ

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*