Có được giảm lương khi nhân viên ăn cắp?

Có được giảm lương khi nhân viên ăn cắp?

Có được giảm lương khi nhân viên ăn cắp?

Tình huống: Anh A mở cửa hàng kinh doanh điện thoại, ốp lưng và có hai nhân viên trực ca là chị C và anh D. Cuối 2019, anh A phát hiện chị C có hành vi trộm chiếc ví của khách hàng; anh D trộm lượng lớn ốp lưng điện thoại để bán. Đối với các hành vi trên, anh A là người sử dụng lao động, có được quyền giảm lương của chị C và anh D không? Thông qua bài viết, Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc và làm rõ vấn đề người sử dụng lao động có được giảm lương trong trường hợp nhân viên ăn cắp.

Giải quyết pháp lý: Chị C và anh D đang thực hiện hành vi trộm cắp vi phạm quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A có thể áp dụng xử lý kỷ luật lao động, bao gồm bốn hình thức:[1]

– Khiển trách;

– Kéo dài thời hạn nâng lương nhưng không quá 06 tháng;

– Cách chức;

– Sa thải.

Tùy vào tính chất, mức độ hành vi của chị C và anh D mà anh A có thể áp dụng những hình thức trên, và mức cao nhất để xử lý đối với hành vi trộm cắp của chị C và anh D là sa thải Tuy nhiên, anh A tuyệt đối không được thực hiện các hành vi sau khi xử lý kỷ luật[2]:

– Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;

– Phạt tiền, cắt lương;

Document

– Xử lý kỷ luật đối với hành vi không được quy định trong nội quy lao động; hoặc hợp đồng; hoặc pháp luật không có quy định.

Như vậy, anh A chỉ có quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, mà không được giảm lương đối với hành vi nói trên, nếu anh A trừ lương của người lao động thì đây là hành vi vi phạm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động.

Thông qua tình huống trên, người sử dụng lao động cần lưu ý 3 điều:

Thứ nhất, nếu người lao động đã và đang thực hiện hành vi trộm cắp, thì người sử dụng lao động chỉ được áp dụng 1 trong 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động; và yêu cầu người lao động hoàn trả lại hoặc bồi thường giá trị tài sản đã lấy cắp; nhưng không được có hành vi trừ lương để thay thế hoặc áp dụng song song với các hình thức xử lý kỷ luật;

Nếu người sử dụng lao động thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật hoặc áp dụng nhiều hình thức đối với một hành vi vi phạm thì có thể bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác[3]

Thứ hai, trong trường hợp tài sản thiệt hại lớn hơn 2 triệu đồng hoặc người lao động đã bị xử lý nhưng vẫn tái phạm lại và mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng thì người sử dụng nên trình báo với cơ quan chức năng để xử lý. Do hành vi của người lao động đang cấu thành tội Trộm cắp tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015;

Thứ ba, người sử dụng lao động chỉ có thể khấu trừ tiền lương của người lao động khi hoàn tất các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trong 3 trường hợp[4]:

– Làm hư hỏng thiết bị, dụng cụ tài sản của người sử dụng lao động;

– Làm mất dụng cụ, trang thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác đã được bàn giao;

– Người lao động tiêu hao vật tư vượt quá định mức cho phép.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Có được giảm lương khi nhân viên ăn cắp?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 124 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 127 Bộ luật Lao động 2019

[3] Điều 19.4 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 102 và Điều 129 Bộ luật lao động 2019.

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*