Có được dùng thẻ BHYT khi khám hậu Covid?
Đại dịch Covid-19 vẫn còn đang tiếp diễn, dù nhiều trường hợp mắc covid đã khỏi bệnh nhưng biến chứng hậu covid vẫn còn đó, như các triệu chứng phổ biến đó là mất ngủ, trầm cảm, lo âu, hụt hơi, khó thở, v.v…Gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người mắc hậu covid. Chính vì thế, các phòng khám “hậu covid” cũng lần lượt xuất hiện tại các bệnh viện, khiến không ít người thắc mắc liệu việc chữa trị hậu covid có được hưởng BHYT hay không?
Thực ra là có, cũng như việc đi khám bệnh thông thường thì khi khám và điều trị hậu covid, người có tham gia BHYT tùy thuộc mình là đối tượng nào thì sẽ được hưởng là 100%, 95% hay 80% chi phí khám chữa bệnh.[1]
Ngoài ra, cần lưu ý mức hưởng BHYT cũng sẽ thay đổi nếu đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
Nếu khám trái tuyến thì quy định về mức hưởng sẽ như sau:[2]
+ Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú
+ Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú
Để được xác định điều trị nội trú thì bạn phải có chỉ định điều trị nội trú của bác sĩ hoặc giấy chuyển viện.
+ Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh với điều trị ngoại trú và nội trú
=> Điều trị ngoại trú với bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thì bạn phải tự trả chi phí khám chữa bệnh.
Cụ thể, để hiểu rõ quy định về mức hưởng, bạn đọc tham khảo tại Hưởng BHYT khi điều trị ngoại trú và nội trú
Quy định về mức hưởng BHYT khi KCB vượt tuyến/trái tuyến
Bên cạnh đó, tại Tp.HCM, trước tình hình gia tăng các trường hợp hậu di chứng do Covid, Sở Y tế Thành phố đã có yêu cầu các đơn vị khám chữa bệnh không điều chỉnh tăng giá khi người bệnh đến chữa bệnh di chứng hậu Covid-19 cũng như gợi ý, ép buộc người bệnh tham gia các gói dịch vụ khám sức khỏe hậu Covid. Hơn nữa, các chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện công cần niêm yết và công khai để người dân lựa chọn.[3]
Do đó, nếu bạn đã đăng ký tham gia BHYT thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi tùy theo đối tượng, tuyến bệnh viện bạn tham gia chữa trị. Và lưu ý, bạn cần xuất trình thẻ BHYT giấy hoặc bản điện tử thẻ BHYT trên phần mềm VssID để thực hiện thủ tục khám chữa bệnh.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Có được dùng thẻ BHYT khi khám hậu Covid?”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xe, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Linh Chi
Người hướng dẫn: Luật sư Thuận
[1] Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế
[2] Điều 1.15 sửa đổi, bổ sung Điều 22.3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật BHYT 2014
[3] Văn bản số 947/SYT-KHTH