Chặt chém khách du lịch thì bị xử phạt thế nào?

Chặt chém khách du lịch thì bị xử phạt thế nào?

Chặt chém khách du lịch thì bị xử phạt thế nào?

Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch nước nhà trong những năm gần đây đã tạo ra cơ hội việc làm cho không ít người dân Việt Nam. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã dựa vào cơ hội này để chặt chém khách du lịch. Những đối tượng này lợi dụng vào việc khách du lịch là những người từ nơi khác đến, không thông hiểu địa điểm du lịch nên đưa ra những mức giá trên trời, hoặc thu giá “phân biệt đối xử” giữa người Việt Nam và người nước ngoài khi cung cấp hàng hóa/dịch vụ nhằm thu lợi.

Khách du lịch vì chỉ lưu lại trong thời gian ngắn, không muốn dây dưa nên đa số đành chấp nhận móc hầu bao. Cũng có những trường hợp khách du lịch trình báo cho cơ quan chức năng, tuy nhiên quá trình xử lý gặp nhiều cản trở vì khó khăn trong việc chứng minh hành vi vi phạm và cũng vì chưa có quy định thống nhất[1] mà chủ yếu tùy nghi dựa vào những bằng chứng thu được và các cách áp dụng pháp luật của từng địa phương.

Vấn nạn chặt chém khách du lịch không chỉ làm ảnh hưởng đến khách du lịch trong nước mà còn cả khách du lịch nước ngoài. Hành động chặt chém trực tiếp làm xấu bộ mặt du lịch của Việt Nam trước bạn bè thế giới. Khách du lịch khi bị chặt chém, tất nhiên một đi không trở lại. Hành động chặt chém trong du lịch tương tự như việc khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản. Cái lợi thu được chỉ là cái lợi trước mắt, về lâu dài sẽ không còn gì để khai thác.

  1. Theo quy định mới, chặt chém khách du lịch sẽ bị phạt tiền với mức tối thiểu là 3.000.000 đồng

Tuy nhiên kể từ ngày 01/08/2019, cá nhân nào có hành vi chặt chém khách du lịch thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính dưới hành vi “Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch[2]. Mức xử phạt cho hành vi này là từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng, kèm theo biện pháp buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi. Mức phạt này còn áp dụng cho các cá nhân có hành vi:

  • Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch;
  • Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý.

Một số quy định xử phạt khác có liên quan:

HÀNH VIMỨC XỬ PHẠT
Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;

Phân biệt đối xử với khách du lịch;

Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

1.000.0000 đến 3.000.000 đồng.

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi (đối với hành vi nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ).

Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch;

Document

Không thông báo, chỉ dẫn cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp.

5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

Không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.10.000.000 đến 15.000.000 đồng.

Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

Không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.15.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

Lưu ý: Mức xử phạt đối với tổ chức vi phạm sẽ gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân[3].

  1. Nhiều khó khăn trong công tác xử phạt

Biện pháp xử phạt đã có, nhưng vẫn còn một câu hỏi lớn được đặt ra đó là làm sao để đưa quy định xử phạt hành vi chặt chém khách du lịch vào thực tiễn. Nguyên tắc của xử lý vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của đối tượng vi phạm[4]. Đối với những địa điểm kinh doanh có xuất hóa đơn, có camera…thì việc xác minh có thể tạm xem là có khả năng thực hiện. Tuy nhiên đối với những đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ – đặc biệt là những cá nhân hoạt động theo hình thức bán hàng rong, đánh giày…thì điều này lại trở nên vô cùng khó khăn. Hơn nữa, một số đối tượng không có địa điểm hoạt động cố định, mà trải rộng theo một phạm vi địa bàn nào đó. Nếu muốn xử lý sẽ cần một lực lượng chức năng lớn và thời gian tương đối lâu để phát hiện và xử lý đúng theo trình tự pháp luật.

  1. Nên trình báo lên UBND phường/xã sớm nhất có thể khi có nghi ngờ rằng mình bị chặt chém

Hiện nay nếu cho rằng mình bị chặt chém, khách du lịch có thể liên hệ trực tiếp đến UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi xảy ra hành vi để yêu cầu giải quyết[5]. Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền lập biên bản và xử phạt hành chính tối đa 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm này. Đối với tổ chức vi phạm, nếu mức xử phạt hành chính vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn thì vụ việc sẽ được chuyển lên cấp quận, huyện. Chủ tịch UBND cấp quận, huyện có thể xử phạt hành vi chặt chém khách du lịch ở mức tối đa là 10.000.000 đồng[6]. Ngoài ra hành vi này còn thuộc thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch[7]; và cơ quan Công an[8].

  1. Xử lý hình sự đối với hành vi chặt chém khách du lịch

Đối với những cá nhân[9] chặt chém khách du lịch đồng thời có những hành vi như cưỡng đoạt, đe dọa, trấn lột, giật tiền…của khách du lịch thì còn có thể bị xử lý hình sự. Tùy theo các dấu hiệu định tội có được thỏa mãn hay không mà cá nhân có thể bị xử lý bởi một trong các tội danh về xâm phạm quyền sở hữu của Bộ luật Hình sự như:

  • Tội cưỡng đoạt tài sản.
  • Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về Chặt chém khách du lịch thì bị xử phạt thế nào?

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Huỳnh Thái Sơn.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo không có quy định xử phạt hành vi chặt chém khách du lịch.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

[2] Điều 6.4.c Nghị định 45/2019/NĐ-CP.

[3] Điều 5.4 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.

[4] Điều 3.1.đ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

[5] Điều 20.1.b Nghị định 45/2019/NĐ-CP.

[6] Điều 20.2.b Nghị định 45/2019/NĐ-CP. Chủ tịch UBND cấp quận, huyện có thể xử phạt hành chính tối đa là 25.000.000 đồng.

[7] Điều 25.2.b Nghị định 45/2019/NĐ-CP.

[8] Điề 25.6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.

[9] Vì hiện tại “tổ chức” chỉ bị xử lý hình sự đối với các tội danh trong lĩnh vực Kinh tế, và Môi trường.

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*