Các vấn đề cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở

Các vấn đề cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở

Trong cuộc sống thường nhật hằng ngày, ngoài việc đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, các thủ tục hành chính khác thì việc xin giấy phép xây dựng nhà ở là việc mà nhiều người phải làm ít nhất một lần trong một đời. Các thủ tục xin giấy phép xây dựng tưởng chừng như đơn giản và không quá khó khăn do đã có các quy định pháp luật khá rõ ràng.Tuy nhiên, trên thực tế vì không làm thủ tục này thường xuyên nên không ít trường hợp người dân còn bỡ ngỡ và gặp khó khăn vể thủ tục lẫn hồ sơ cấp giấy phép dẫn đến làm sai, thiếu sót hồ sơ và phải điều chỉnh làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công việc lẫn tiến độ khởi công xây nhà.

Thấu hiểu được nhu cầu nắm bắt thông tin và giảm thiểu được thời gian cũng như chi phí đi lại, lẫn các vướng mắc pháp lý về thủ tục và hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở gia đình. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ các vấn đề về xây dựng nhà ở mà mọi người dân quan tâm.

  1. Khi nào cần phải đến CQNN có thẩm quyền xin giấy phép xây dựng nhà ở?

(i) Xây dựng mới nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn;

(ii) Sửa chữa cải tạo nhà ở đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc, quy mô công trình và công năng sử dụng.

  1. Trong trường hợp nào nhà ở gia đình được miễn phải xin giấy phép xây dựng nhà ở? [1]

(i) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng và nông thôn mới);

(ii) Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình.

  1. Để công trình xây dựng được cấp giấy phép cần đáp ứng điều kiện gì? [2]

Để công trình xây dựng nhà ở gia đình (nhà ở riêng lẻ tại đô thị và nông thôn) được cấp giấy phép xây dựng thì cần đáp ứng và thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải:

(i) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch SDĐ được phê duyệt;

Document

(ii) Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được CQNN có thẩm quyền ban hành;

(iii) Bảo đảm an toàn cho công trình lân cận và yêu cầu về BVMT, phòng, chống cháy nổ; Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, giao thông; Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

(iv) Thiết kế xây dựng  phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng các điều kiện về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có);

(v) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở phải đúng theo quy định pháp luật xây dựng.

Lưu ý:  Đối với thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ (tại đô thị) có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 150 m2  hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 m thì chủ nhà được tự thiết kế và thi công xây dựng (khi xin phép không cần bản vẽ kết cấu) phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

Ngược lại, đối với nhà từ 3 đến dưới 7 tầng, việc thiết kế và thi công xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực thực hiện. Riêng đối với nhà từ 7 tầng trở lên thì việc thiết kế ngoài do tổ chức cá nhân có đủ điều kiện, năng lực thực hiện thì còn phải được Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng có thẩm quyền thẩm định; [3]

+ Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn:

Chỉ cần đáp ứng điều kiện khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

  1. Quá trình xin cấp giấy phép xây dựng ra sao? [4]

+ Bước 1: Lập và nộp hồ sơ xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở: UBND cấp Quận/Huyện/Thị xã đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, còn đối với nhà ở riêng lẻ tại những điểm cư dân nông thôn thì UBND cấp xã cấp giấy phép xây dựng.

+ Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ

  • Đối với hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ hướng dẫn thực bổ sung hồ sơ và thực hiện lại Bước 1.

+ Bước 3: Cơ quan cấp giấy phép đóng dấn bản vẽ, cấp giấy phép xây dựng

  • Thời hạn cấp giấy phép dựng 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày thực hiện.[5]
  • Lệ phí cấp giấy phép tùy thuộc vào từng địa phương.
  1. Thành phần hồ sơ xin cấp phép xây dựng bao gồm những gì? [6]
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu;
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bản sao 2 bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
    • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
    • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
    • Bản vẽ các mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt bằng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nổi hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200;
  • Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu đã nêu, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc các tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư để đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư đảm bảo an toàn công trình liền kề.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về các vấn đề cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở.

Xem thêm bài viết tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 89.2 k, h  Luật Xây dựng 2014.

[2] Điều 93 Luật Xây dựng 2014.

[3] Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BXD.

[4] Điều 102.1e Luật Xây dựng 2014.

[5] Điều 102.1.e Luật Xây dựng 2014 và [4] Điều 102 Luật Xây dựng 2014.

[6] Điều 11 Thông tư 15/2016.

Document
Categories: Nhà Đất

Comments

  1. Bình
    Bình 27 Tháng mười một, 2018, 08:40

    Tôi muốn xây nhà diện tích 150m 2 và xây 5 tầng ở nông thôn thì có cần phải xin XPXD hay không?

    Reply this comment
    • admin
      admin Author 27 Tháng mười một, 2018, 09:11

      Chào bạn, dựa trên câu hỏi của bạn Luật Nghiệp Thành xin được trả lời như sau:
      Ngoại trừ nhà ở nông thôn thôn, thuộc vùng sâu vùng xa chưa quy hoạch dân cư nông thôn thì được miễn xin cấp GPXD (căn cứ theo quy định Điều 89.2.k Luật Xây dựng 2014). Còn các trường hợp xây mới còn lại đều phải xin cấp giấy phép theo đúng quy định. Vì vậy trường hợp của bạn phải xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành xây dựng.

      Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*