Các hình thức xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

Các hình thức xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

Các hình thức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em

Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh sự. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của Pháp luật. Bạo lực gia đình trong đó liên quan đến bạo hành, ngược đãi trẻ em trong những năm qua có nhiều vụ việc hết sức thương tâm và gây phẫn nộ trong xã hội. Hành vi này được pháp luật xử lý thế nào? Mời bạn hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu qua bài viết sau đây:

1.Phạt hành chính:

Thẩm quyền xử phạt: Cơ quan Công an nơi xảy ra hành vi bạo hành.

Từ 5 đến 10 triệu đồng đối với các hành vi bạo hành sau đây, cụ thể: [1]

Xâm phạm thân thể, gây tổn hại đến sức khỏe trẻ em;

Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; ép buộc trẻ em sống ở nơi nguy hiểm, có môi trường độc hại hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

Gây tổn thương về tinh thần. Chẳng hạn như: các hành vi lăng nhục, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự …gây hại đến sự phát triển của trẻ em;

Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đớn đau về tinh thần và thể xác;

Đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật đồ vật làm trẻ em sợ hãi và tổn thương (thường xuyên).

Document

Ngoài ra, người có hành vi bạo hành còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả mà mình gây ra  đối với trẻ em em bằng việc chịu mọi chi phí  khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) và các chi phí bồi thường thiệt hại khác có liên quan theo quy định pháp luật.

2.Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:

– Tội hành hạ người khác[2]

Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần, mà trẻ không có khả năng tự vệ thì người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

– Tội cố ý gây thương tích[3]

Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho trẻ em dưới 16 tuổi, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu…[4]

Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Các mức phạt nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, mức phạt thực tế đối với từng sự việc bạo hành trẻ em còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.

Bạn đọc tham khảo: Xử phạt hành vi bạo lực học đường

Bạn đọc tham khảo: Xử phạt khi đăng video độc hại không phù hợp với trẻ em

Trên đây là nội dung tư vấn về “Các hình thức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Cập nhật, bổ sung ngày: 06/01/2022

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 27.2 Nghị định 144/2013/NĐ-CP

 

[2] Điều 140.2 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

[3] Điều 134.1.(e) Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 1.22.(c) Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

[4] Điều 185.2 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Document
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*