Yêu cầu ngoại ngữ đối với công chức nhà nước

Yêu cầu ngoại ngữ đối với công chức nhà nước

Yêu cầu ngoại ngữ đối với công chức nhà nước

Vấn đề ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức và viên chức

Với nhịp sống ngày càng và tiên tiến hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng tầm quan trọng và ảnh hưởng của Ngoại ngữ đến công việc, học tập, sự nghiệp của chúng ta là rất lớn. Có thể nói rằng nó như một “chiếc cầu nối” để giúp chúng ta có một nguồn thu nhập cao hơn và thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Vừa mới đây, Thủ tướng chính phủ vừa ban hành một Quyết định về phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”[1]. Chúng tôi nhận thấy, việc Đề án trên được phê duyệt như một bước tiến mới, thể hiện được sự chú trọng của Quốc gia về nâng cao vốn Ngoại ngữ ở mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, góp phần tạo nên một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, chất lượng cao. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ lý giải về tầm quan trọng của Ngoại ngữ, nhất là đối với các cán bộ, công chức, viên chức.

1) Tầm quan trọng của Ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức và viên chức

– Hiện nay, vẫn còn tồn tại, phát sinh nhiều vấn đề lớn làm ngăn cản sự phát triển, bước tiến của Việt Nam chúng ta. Và một trong những yếu tố tạo nên rào cản đó xuất phát từ sự hạn chế về ngoại ngữ. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, nhất là trong thời buổi xu thế toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế thị trường, việc giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi chúng ta phải trau dồi và nâng cao vốn ngoại ngữ của mình hơn nữa.

– Ngày càng nhiều các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh, làm ăn. Cùng với đó, nhu cầu thành lập doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài ở nước ta gia tăng nhanh chóng. Trong trường hợp, các thương nhân, doanh nhân nước ngoài đến cơ quan nhà nước như cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký kinh doanh, các ủy ban, sở, ban ngành, cơ quan thuế hay cơ quan công an. Bởi vì sự bỡ ngỡ, không hiểu được các thủ tục hành chính, giấy tờ ở Việt Nam, cũng như sự hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt, cho nên việc có được sự tư vấn từ các cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan nhà nước bằng chính ngôn ngữ của họ thì sẽ khiến họ thực sự cảm kích, việc thực hiện các thủ tục từ đó cũng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Document

– Cũng trong trường hợp như nêu ở trên, việc hỏi han, tư vấn và chỉ dẫn cho người nước ngoài bằng chính ngôn ngữ của họ hay bằng một ngoại ngữ thông dụng của quốc tế, không những khiến họ cảm kích, các thủ tục, giấy tờ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, nhanh chóng hơn mà còn góp phần thay đổi cái nhìn của họ về chất lượng của đội ngũ cán bộ ở Việt Nam, đồng thời, họ sẽ tin tưởng hơn trong việc đầu tư, kinh doanh và làm ăn ở Việt Nam (một đất nước coi trọng về ngoại ngữ và chú trọng đối tác, quan hệ hợp tác nước ngoài).

– Chúng ta có thể cho rằng “muốn hiểu ngoại ngữ đã có phiên dịch”. Tuy nhiên, nếu như lúc nào cũng có sự hiện diện ở giữa đôi khi tạo nên sự xa cách, thiếu đi sự chân tình, thân mật giữa mọi người với nhau. Việc cán bộ, công chức, viên chức am hiểu, có vốn ngoại ngữ tốt, có thể tiếp các cá nhân, công dân nước ngoài mà không phải thông qua người phiên dịch sẽ phần nào xóa bỏ đi cái ranh giới khoảng cách giữa cán bộ và dân, tạo cho họ cảm giác thân mật, sự nhiệt tình, chân thành của cơ quan nhà nước đối với người dân nói chung và công dân nước ngoài nói riêng.

– Việc cải thiện, nâng cao ngoại ngữ ở đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn giúp họ có cơ hội chia sẻ tầm nhìn, kiến thức, văn hóa đời sống cũng như các thủ tục hành chính ở Việt Nam. Đồng thời, một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm từ khắp mọi nơi trên thế giới sẽ mở ra. Và họ có thể hỏi hỏi, tiếp thu và bồi đắp cho bản thân mỗi ngày.

Phải nói rằng, tiêu chuẩn “sử dụng Ngoại ngữ” nên hiển nhiên được xem là điều kiện cần, một trong những tiêu chí quan trọng đối với mọi người. Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức phải sử dụng tốt Ngoại ngữ, phù hợp với công việc và chức vụ mình đang đảm nhiệm là cần thiết và rất quan trọng. Tuy nhiên, cần phải có sự tiếp cận phù hợp, nâng cao vốn ngoại ngữ về chất, tức là nâng cao khả năng sử dụng Ngoại ngữ thực sự như kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Chứ không phải đơn thuần là những giấy tờ, chứng chỉ trình độ cao, nhưng trên thực tế lại không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ đó. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp áp dụng nhằm nâng cao, cải thiện khả năng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

2) Các biện pháp nâng cao khả năng ngoại ngữ

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhất là những người đứng đầu thực hiện các chức năng lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao vốn ngoại ngữ trong công việc, đặc biệt là môi trường làm việc quốc tế.

– Mọi người cần tích cực, thường xuyên chủ động tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao khả năng ngoại ngữ, cũng như năng lực làm việc.

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần quan tâm, lựa chọn những trung tâm chất lượng, người có chuyên môn giảng dạy ngoại ngữ tốt để đào tạo khả năng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

– Đa dạng hóa các hình thức đào tạo ngoại ngữ như học trực tiếp, học trực tuyến (online) nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện, môi trường làm việc của cá nhân từng người.

– Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên khả năng, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về “Yêu cầu ngoại ngữ đối với công chức nhà nước”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2019

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*