Các biện pháp xử lí vi phạm về bản quyền sách điện tử

Các biện pháp xử lí vi phạm về bản quyền sách điện tử

Các biện pháp xử lí vi phạm về bản quyền sách điện tử

Tình trạng vi phạm về bản quyền sách điện tử xảy ra từ nhiều năm, với một mức độ vi phạm ngày càng tinh vi và rất phức tạp. Việc vi phạm bản quyền này sẽ gây tổn hại lớn đến các chủ sở hữu, không dừng lại ở đó còn có thể gây tổn hại đến người đọc. Chính vì vậy mà pháp luật đã có những quy định để xử phạt những hành vi vi phạm bản quyền này. Cụ thể, khi phát hiện những hành vi vi phạm các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể áp dụng xử phạt về hành chính, hình sự hay là dân sự cho tuỳ vào từng hành vi.

*Biện pháp xử lí hành chính:

Khi có những hành vi xâm phạm đối với vi phạm và sách điện tử có thể bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với những hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu tác phẩm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, pháp luật buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử trên mạng internet và kỹ thuật số và đồng thời buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm đối với hành vi trên.[1]

Việc này rất là cần thiết vì sách điện tử vi phạm như thế sẽ gây ra thiệt hại về mặt kinh tế và uy tín đối với đơn vị xuất bản kinh doanh một cách nghiêm túc và đúng quy định phát luật.

*Biện pháp xử lí hình sự:

Khi các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền mà có các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật hình sự, cụ thể:

Thứ nhất, Khi không được tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) cho phép mà chủ thể vẫn cố ý thực hiện những hành vi như: sao chép tác phẩm, bản ghi âm; phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao ghi âm, bản sao ghi hình. Đồng thời xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật bảo hộ với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.[2]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thứ hai, Phạm tội mà có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại cho tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; Hàng hoá vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trờ lên từ những hành vi nêu ở phần thứ nhất thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm[3]. Ngoài ra người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.[4]

Thứ ba, Đối với pháp nhân thương mại mà phạm tội thì sẽ có hình thức xử phạt như sau:

+ Pháp nhân thương mại vi phạm theo phần thứ nhất nêu trên đã vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này rồi mà chưa được xoá án tích mà tiếp tục vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.[5]

+ Pháp nhân thương mại vi phạm theo phần thứ hai nêu trên thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc sẽ đình chỉ từ 06 tháng đến 02 năm.[6]

+ Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt từ 100.000.000 đến 300.000.000 đồng và cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm.[7]

*Biện pháp xử lí dân sự:

Khi có mâu thuẫn các chủ thể quyền có thể tự thoả thuận với nhau nếu vẫn không giải quyết được thì các chủ thể quyền có thể khởi kiện ra Toà án để đòi bồi thường thiệt hại và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm theo trình tự tố tụng dân sự.[8]

Có thể nói rằng hàng rào pháp lý về bản quyền của Việt Nam khá đầy đủ. Chúng ta có các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan tới quyền tác giả như Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hình sự và các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính,… Mặc dù “sách giả” không gây ảnh hưởng ngay tới người sử dụng, nhưng về lâu dài, các cuốn sách này sẽ gây nhiều tác hại bởi chất lượng kém hơn nhiều so với sách thật. Từ thực trạng này, để việc bảo hộ tác quyền có hiệu quả, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, đồng thời áp dụng các biện xử lí nghiêm khắc các hành vi vi phạm bản quyền tác giả.

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Các biện pháp xử lí vi phạm về bản quyền sách điện tử”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan toả tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý kiến bổ sung.

 

Biên tập:  Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP

[2] Điều 1.52.a Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017

[3] Điều 525.2 Bộ luật hình sự 2015

[4] Điều 525.3 Bộ luật hình sự 2015

[5] Điêu 1.52.b Luật sửa đổi Bộ luật hình sư 2017

[6] Điều 525.4.b Bộ luật hình sự 2015

[7] Điều 525.4.c Bộ luật hình sự 2015

[8] Điều 4.1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*