Buổi họp mặt phân chia thừa kế

Buổi họp mặt phân chia thừa kế

Đối với những gia đình Việt Nam giàu truyền thống vào thời xưa, buổi họp mặt gia đình thường là sự kiện không thể thiếu vào mỗi tuần, buổi họp mặt là dịp để những người trong gia đình hàn thuyên tâm sự, gặp mặt cùng nhau ăn uống, đứng trước bàn thờ thắp hương tưởng nhớ gia tiên, hay chia sẻ những cay đắng ngọt bùi sau tuần dài bận rộn…giúp họ tiếp thêm động lực và năng lượng, vững tin vào cuộc sống.

Còn ngày nay thông thường vào dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện trọng đại: đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, cưới xin, lễ giỗ…thì gia đình mới có dịp họp mặt đông đủ và tề tựu, cho thấy dù ở thời buổi nào, buổi họp mặt gia đình cũng có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng đối với mỗi người Việt Nam. Buổi họp mặt có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt là thế, nhưng sẽ như thế nào khi những người trong gia đình muốn tổ chức buổi họp mặt phân chia thừa kế. Buổi họp mặt này thực sự cần thiết tổ phải tổ chức hay không? Bài viết dưới đây xin được chia sẻ vấn đề liên quan để rộng đường dư luận.

Họp mặt phân chia thừa kế

Việc tổ chức buổi họp mặt phân chia thừa kế là thực sự cần thiết. Bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất nhìn từ góc độ gia đình, buổi họp mặt phân chia thừa kế khi không được tổ chức, những tranh chấp và các mâu thuẫn nhỏ nhặt có thể phát sinh, những người đồng thừa kế không có cơ hội để gặp mặt và cùng nhau trao đổi, dẫn đến nảy sinh hiểu lầm, biểu hiện là tranh giành quyền lợi, không màng đến tình thân để được hưởng di sản, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm gia đình. Hay xét trong trường hợp người đã khuất có để lại di chúc, không tổ chức họp mặt, vô tình di chúc đó lại không được công bố công khai, những di nguyện của người đã khuất không thể thực hiện.

Thứ hai, nhìn từ góc độ pháp luật, để tăng cường sự thống nhất, đoàn kết nhất trí giữa những người thừa kế trong việc quản lý di sản khi phân chia cũng như trong việc phân chia di sản sao cho “thấu tình đạt lý”. Trước khi thực hiện việc phân chia di sản những đồng thừa kế cần phải họp mặt lại. Cùng bàn bạc và thống nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến việc quản lý di sản cũng như việc phân chia di sản. Về việc họp mặt người thừa kế, được quy định tại BLDS 2015 như sau: [1]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc, những người thừa kế có thể họp mặt để thoản thuận những việc sau đây:

  • Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định trong di chúc thì các đồng thừa kế cần họp mặt và cử ra một người đại diện để quản lý, phân chia di sản và xác định quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;
  • Cách thức phân chia di sản.

Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, đây không phải thủ tục bắt buộc. Nhưng trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp và phải nhờ đến cơ quan tố tụng (Tòa án), thì trước khi đưa vụ ra xét xử, Tòa án buộc phải tiến hành việc hòa giải. Cũng chính vì phải tiến hành hòa giải nên buổi họp mặt giữa các bên diễn ra, để cùng nhau bàn bạc thống nhất các vấn đề như thực hiện di nguyện của người chết, phân chia di sản và là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phân chia di sản.

Và kết quả trong cuộc họp mặt phải ghi lại cụ thể trong Biên bản họp mặt những người thừa kế và có đầy đủ chữa ký của những người đó. Đối với những người thừa kế chưa sinh hoặc sinh ra chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự vào thời điểm họp mặt thì người đại diện hợp pháp sẽ thay người đó ký tên.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về tầm quan trọng của buổi họp mặt phân chia thừa kế.

Xem thêm bài viết tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 656 Bộ luật dân sự 2015.

Document
Categories: Gia Đình

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*