Bị xóa thường trú có làm được Căn cước công dân không?

Bị xóa thường trú có làm được Căn cước công dân không?

Bị xóa thường trú có làm được Căn cước công dân không?

Địa chỉ thường trú là nơi công dân đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng địa điểm đó là nơi mà công dân sinh sống lâu dài, ổn định và không có thời hạn. Như vậy, nếu công dân bị xóa thường trú thì có làm được căn cước công dân không? Hãy cùng Luật Nghiêp Thành tìm hiểu quy định pháp luật và giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc.

Tình huống giả định: Chị A sinh ra và lớn lên tại Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Năm 2019, chị A vừa mới làm căn cước công dân, sau đó chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Năm 2023, chị A quay về Hà Nội tiếp tục sinh sống tại địa chỉ trên thì căn cước công dân của chị bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nên chị A xin cấp đổi thẻ căn cước công dân gắn chip. Nhưng chị A đã bị xóa hộ khẩu thường trú. Hỏi giải quyết như thế nào?

Bạn đọc tham khảo thêm: Các trường hợp xóa đăng ký tạm trú, thường trú

Quy định pháp luật: Khi đi đổi lại căn cước công dân gắn chip thì người dân cần mang theo căn cước công dân đã được cấp; sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (nếu chưa bị thu hồi); giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp pháp khác (nếu thông tin trên tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip có thay đổi so với thông tin trong hộ khẩu hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).

Như vậy, thông tin về địa chỉ thường trú trên cơ sở dữ liệu quốc gia hay ở sổ hộ khẩu là thông tin bắt buộc mà công dân phải khai báo khi cấp đổi căn cước công dân gắn chip. Không những vậy, địa chỉ thường trú được đề cập trong căn cước công dân nhằm mục đích quản lý dân cư của Nhà nước; xác định được công dân đang ở đâu để đảm bảo lợi ích và việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự. Vì thế nếu bị xóa đăng ký thường trú thì xem như không đủ giấy tờ, tài liệu để đề nghị cơ quan công an thực hiện việc cấp đổi, cấp mới hoặc cấp lại căn cước công dân gắn chip.

Cách giải quyết cho tình huống: chị A phải tiến hành đăng ký thường trú lại chỗ ở hợp pháp đã từng đăng ký hoặc chỗ ở hợp pháp mới trước khi đề nghị cơ quan công an cấp đổi căn cước công dân gắn chip mới.

Document

Theo đó, chị A phải thỏa các điều kiện sau: nếu chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân sẽ hoàn toàn đủ điều kiện. Nếu công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu của mình thì phải được chủ hộ hoặc chủ sở hữu nhà ở đồng ý trong các trường hợp sau:[1] Vợ về ở với chồng, và ngược lại; con về ở với cha mẹ, và ngược lại; Người cao tuổi về ở với anh, chị, em, cháu ruột; v.v… Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Điều kiện để đăng ký thường trú

*Khi thỏa điều kiện để đăng ký thường trú thì tiến hành đăng ký lại nơi đã từng đăng ký hoặc đăng ký chỗ ở hợp pháp mới theo 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm: tờ khai thay đổi thông tin cư trú; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp (nếu chỗ ở hợp pháp thuộc sở hữu của công dân đăng ký); văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu, người được ủy quyền; giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên trong hộ; giấy tờ, tài liệu chứng minh khác. Giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan có thẩm quyền phải là bản sao có chứng thực từ bản chính; bản sao được cấp từ số gốc; bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi công dân đang cư trú hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Bước 3: Bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và nộp lệ phí theo quy định của từng địa phương

Bước 4: Dựa trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký thường trú.

Như vậy, chị A hoàn toàn đủ điều kiện để đăng ký lại chỗ ở hợp pháp trước đó do địa chỉ ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội là nhà cha mẹ của chị A. Nay chị A về sống chung với cha mẹ, chỉ cần chị A xuất trình được văn bản đồng ý của chủ hộ hoặc chủ sở hữu nhà thì chị A có thể đăng ký thường trú tại địa chỉ này trong vòng 07 ngày kể từ ngày cơ quan công an nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi đăng ký lại địa chỉ thường trú thì chị A có thể đề nghị cấp đổi căn cước công dân gắp chip.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Bị xóa thường trú có làm được Căn cước công dân không?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 20.1, 20.2 Luật cư trú 2020

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*