Bất động sản trong nợ tín dụng được xử lý như thế nào?

Bất động sản trong nợ tín dụng được xử lý như thế nào?

Bất động sản trong nợ tín dụng được xử lý như thế nào?

Bất động sản được bên vay tín dụng phổ biến lựa chọn sử dụng làm tài sản bảo đảm trong quan hệ vay mượn. Việc để lại tài sản trong quan hệ này nhằm bảo đảm bên vay mượn tuân thủ về thời hạn trả tiền vay; cũng như bảo đảm cho ngân hàng có thể thu hồi lại phần vốn vay và lãi nếu bên vay mượn mất khả năng chi trả hoặc vi phạm về thời hạn trả tiền vay. Như vậy, tài sản bảo đảm là bất động sản được xử lý như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

Khi tham gia quan hệ vay mượn, ngân hàng và bên vay mượn sẽ ký: hợp đồng tín dụng – thể hiện nội dung khoản vay, thời hạn trả, % lãi, quyền và nghĩa vụ của các bên…; và hợp đồng thế chấp tài sản – thể hiện nội dung về tài sản bảo đảm gồm giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức xử lý tài sản, thứ tự ưu tiên,…. Khi đến thời hạn tín dụng hoặc bên vay mất khả năng chi trả khoản vay tín dụng thì ngân hàng sẽ ra Quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản để xử lý nợ. Lúc này, bên vay tín dụng sẽ mất quyền định đoạt đối với bất động sản và ngân hàng sẽ hoàn toàn nắm giữ bất động sản trong một khoảng thời gian. Theo đó, khoảng thời gian này được thay đổi như sau:

Luật tổ chức tín dụng 2024,
có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
[1]

Luật tổ chức tín dụng 2010[2]

Ngân hàng có thể nắm giữ bất động sản để xử lý nợ trong vòng 05 năm, kể từ ngày ra quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sảnNgân hàng có thể nắm giữ bất động sản để xử lý nợ trong vòng 03 năm, kể từ ngày ra quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản

Kể từ khi ra Quyết định xử lý tài sản cho đến khi hoàn tất việc xử lý nợ, ngân hàng có quyền bán đấu giá, chuyển nhượng cho bên thứ ba; hoặc ngân hàng mua lại để sở hữu bất động sản nhằm mục đích xây dựng trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Như vậy, việc thay đổi trong quy định mới là phù hợp với tình hình kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Trong 04 năm gần đây, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất đai dường như không tìm thấy lối thoát. Chính vì vậy, việc bán đấu giá tài sản bảo đảm là bất động sản cũng gặp khó khăn đối với đa số các ngân hàng thực hiện tín dụng. Có thể kể đến như ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Tân đấu giá 03 lần tài sản bảo đảm ở Nhà Bè nhưng vẫn không tìm được bên thứ ba mua; hay ngân hàng SCB bán đấu giá 19 căn hộ trong dự án Xi Grand Court nhưng giá bán cuối cùng phải giảm 20% so với giá ban đầu nhưng vẫn không bán được. Vì thế, việc kéo dài thời gian này nhằm tạo điều kiện để ngân hàng có thể giải quyết được nợ tín dụng thông qua việc bán bất động sản cho bên thứ ba.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Bất động sản trong nợ tín dụng được xử lý như thế nào?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng Chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được sự phản hồi, góp ý bổ sung

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt bài viết: Luật sư Thuận

[1] Điều 139 Luật tổ chức tín dụng 2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

[2] Điều 132 Luật tổ chức tín dụng 2010

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*