Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Các doanh nghiệp, công ty nước ngoài hiện nay với xu hướng phát triển vững mạnh, việc tìm kiếm các khu vực tiềm năng trên các vùng lãnh thổ, quốc gia khác để mở rộng quy mô doanh nghiệp là điều vô cùng dễ hiểu. Để đáp ứng được nhu cầu thăm dò thị trường, cũng như nắm bắt được cơ hội kinh doanh, thì tại Việt Nam các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có thể tiến hành thành lập văn phòng đại diện. Việc thành lập các văn phòng đại diện và đi đến hoạt động đều được hướng dẫn rõ ràng tại các văn bản pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên việc báo cáo hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là điều mà các doanh nghiệp dễ thiếu sót. Chính vì thế, Luật Nghiệp Thành sẽ cùng các bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn các quy định về báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện được xác định như thế nào?

Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam quy định chỉ cho phép các văn phòng đại diện hoạt động các vấn đề sau:[1]

1. Liên lạc với doanh nghiệp đang đại diện về việc giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

2. Tìm hiểu thị trường tại Việt Nam.

3. Xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại các văn bản pháp.

Nhưng hầu hết các doanh nghiệp, công ty nước ngoài khi thực hiện việc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam thì đều thuộc lĩnh vực xúc tiến thương mại do Bộ Công thương quản lý.[2] Chính vì thế, việc nộp báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện được thực hiện như sau:[3]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

1. Hàng năm, trước ngày 30/01, văn phòng đại diện thực hiện việc gửi báo cáo theo mẫu về các hoạt động của mình trong năm trước đó trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Bộ Công Thương

2. Văn phòng đại diện phải báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Các hoạt động của văn phòng đại diện và việc gửi báo cáo hoạt động đều do người đứng đầu văn phòng chịu trách nhiệm.

Xử phạt khi không thực hiện báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện[4]

Việc nộp báo cáo hoạt động của văn phòng là để cho cơ quan Nhà nước Việt Nam nắm rõ tình hình hoạt động của văn phòng cũng như tìm hiểu, kiểm tra văn phòng có hoạt động đúng với nội dung ghi trong giấy phép, trung thực khi thực hiện các giấy tờ, tài liệu cho cả doanh nghiệp đang đại diện lẫn cơ quan có thẩm quyền. Vì thế, để răn đe, xử lý những hành vi không nộp báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật Việt Nam quy định mức xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với:

– Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan Nhà nước.

– Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn mà cơ quan Nhà nước yêu cầu.

Như vậy, thông qua bài viết này bạn đọc cũng phần nào cũng hiểu thêm các quy định về việc nộp báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Danh Trí

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 30 Nghị định 07/2016/NĐ-CP

[2] Điều 26.1 Nghị định 28/2018/NĐ-CP

[3] Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP

[4] Điều 67.2.(b), (c) Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*