Ý nghĩa của ®, ©, TM, SM trên sản phẩm

Ý nghĩa của ®, ©, TM, SM trên sản phẩm

Ý nghĩa của ®, ©, TM, SM trên sản phẩm

Trong quá trình hội nhập quốc tế với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp hóa, sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều trên thị trường. Nhưng để một sản phẩm có thể để lại dấu ấn với khách hàng, ngoài việc chất lượng của sản phẩm tốt thì nhãn hiệu được in trên bao bì sản phẩm cũng quan trọng. Nhãn hiệu là dấu hiệu để giúp người tiêu dùng, khách hàng có thể ghi nhớ và phân biệt với các loại hàng hóa của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên khi nhìn vào nhãn hiệu thì không khó để bắt gặp các ký hiệu ®, ©, TM, SM. Vậy chúng mang những ý nghĩa gì? Tại bài viết này Luật Nghiệp Thành sẽ giải thích cho Qúy bạn đọc.

Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ thì không có quy định về việc sử dụng các ký tự ®, ©, TM, SM nhưng do sự đặc thù “tính quốc tế” của Luật Sở hữu trí tuệ, mà Việt Nam vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế để lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng. Theo đó,

1. Ký hiệu © – Copyrighted

“Copyrighted” nghĩa là bản quyền. Khi nhìn thấy ký hiệu này ta có thể hiểu nhãn hiệu, thương hiệu này đã được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Ký hiệu © áp dụng cho tất cả những nơi có xuất hiện sự sáng tạo của tác giả, như tác phẩm văn học, khoa học; bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm báo chí; tác phẩm kiến trúc; mỹ thuật ứng dụng; sơ đồ, bản đồ;….  Tất cả quyền lợi hợp của sản phẩm chứa ký hiệu © đều do Cục Bản quyền tác giả bảo hộ do đó mọi hành vi sử dụng bất cứ một ý tưởng nào đó của sản phẩm mà chưa được cho phép của tác giả dưới mọi hình thức của  cá nhân, tổ chức đều bị nghiêm cấm.

 

2. Ký hiệu ® – Registerd

Ký hiệu ® đi kèm với nhãn hiệu phổ biến hơn. Theo đó, ký hiệu ® hàm ý đến việc nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ với Cục Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia sở tại. Khi sở hữu nhãn hiệu có chứa ký hiệu ® sẽ khẳng định được chất lượng, sự uy tín, độ tin cậy của những sản phẩm mang lại. Đồng thời nếu cá nhân, tổ chức có bất kỳ hành vi xâm phạm vào bản quyền của nhãn hiệu thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thì quá trình đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài ít nhất 12 tháng, thời gian có thể bị kéo dài do số lượng hồ sơ quá tải ở Cục và các Văn phòng đại diện. Tuy thời gian giải quyết có thể kéo dài nhưng hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm và không gia hạn số lần.

              

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết sau để biết rõ về quy trình, thủ tục cũng như cách mô tả khi đăng ký nhãn hiệu: Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu; Mô tả như thế nào khi đăng ký nhãn hiệu; Thủ tục gia hạn GCN Đăng ký nhãn hiệu;

Tuy nhiên, ký hiệu này chỉ được đặt cạnh một ký hiệu, ví dụ như tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc,… Nếu nhãn hiệu chứa đựng chữ và hình mà tiến hành đăng ký thì nhãn hiệu sẽ chứa đựng hai ký hiệu ®.

         

3. Ký hiệu TM – Trademark

Ký hiệu TM thường dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên ký hiệu này có sự đặc biệt hơn so với ký tự ® bởi lẽ khi dùng ký hiệu này tức biểu tượng đang được sử dụng chưa được hoặc không được bảo hộ từ cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp chỉ muốn sử dụng biểu tượng đó như một nhãn hiệu nhằm khẳng định quyền và cảnh bảo sự xâm phạm từ bên thứ ba.

*Lưu ý: – Nếu nhãn hiệu đã được bảo hộ thì không gắn ký hiệu TM thay vào đó phải gắn ®. Nếu đã bảo hộ mà gắn ký hiệu TM thì người khác sẽ mặc định nhãn hiệu này chưa được bảo hộ;

– Việc sử dụng biểu tượng là tùy vào sự lựa chọn của doanh nghijep mà không được nhà nước công nhận các quyền quan trọng như định đoạt, chuyển giao, chống lại sự xâm phạm sở hữu trí tuệ của cá nhân, tố chức khác,… Do vậy, khi có tranh chấp xảy ra thì quyền lợi của doanh nghiệp khi sử dụng TM sẽ không được đảm bảo.

   

4. Ký hiệu SM – Service Mark

Ký hiệu này chỉ xuất hiện ở một số quốc gia nhất định, theo đó ký hiệu SM sử dụng cho nhóm nhãn hiệu dịch vụ, tức là những nhãn hiệu dùng cho nhóm dịch vụ chưa hoặc không được đăng ký bảo hộ thì sẽ sử dụng. Vì thế quyền lợi khi sử dụng ký hiệu này hoàn toàn giống với ký hiệu TM.

* Tuy rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc sử dụng các ký hiệu này nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý hoặc phạm vi bảo hộ như ghi các chỉ dẫn: nhãn hiệu đã được bảo hộ, nhãn hiệu thuộc độc quyền của doanh nghiệp,… nhưng thực tế là chưa hoặc không được bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị chấm dứt, hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì đều có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu và buộc cải chính công khai. Vì thế, khi sử dụng các ký hiệu này doanh nghiệp cần hiểu rõ ý nghĩa để tránh việc sử dụng sai, bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi thực hiện hành vi vi phạm.[1]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Ý nghĩa của ®, ©, TM, SM trên sản phẩm

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, Điều 1.6 Nghị định 126/2021/NĐ-CP; Điều 7.1 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*