Xử phạt sản xuất buôn bán thuốc diệt cỏ bị cấm

Xử phạt sản xuất buôn bán thuốc diệt cỏ bị cấm

Xử phạt sản xuất buôn bán thuốc diệt cỏ bị cấm

Thuốc diệt cỏ là một trong những loại thuốc bảo vệ thực vật mà người dân rất ưa chuộng được sử dụng trong hoạt động canh tác nông nghiệp. Chủ yếu để diệt cỏ và khai hoang ruộng trồng lúa, đậu, ngô, vườn cây ăn trái… Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng đang trở nên lạm dụng quá mức.

Với hiệu quả vượt trội, diệt cỏ chỉ trong “tích tắc”, vừa không tốn nhiều tiền thuê nhân công lại còn tăng năng suất cây trồng. Đó chính là lý do tại sao một số loại thuốc diệt cỏ hay còn gọi là “cỏ cháy” dù bị cấm lưu hành nhưng vẫn được mua bán tràn lan trên thị trường, bất chấp những tác hại trước mắt và lâu dài của nó.

Theo nhiều nghiên cứu, các bằng chứng khoa học cho thấy sự có mặt của các hoạt chất tồn tại trong thuốc diệt cỏ cụ thể là: Paraquat, 2,4D và Glyphosate. Những hoạt chất này đã được chứng minh là gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Như gây ung thư, đột biến, ngộ độc và cả tổn thương thần kinh. Do đó, Bộ NN&PTNT[1] đã quyết định loại bỏ hoạt chất này ra khỏi danh mục thuốc BVTV[2] được phép sử dụng tại Việt Nam.[3]

Sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về các loại thuốc diệt cỏ, thực trạng hiện nay và tác hại khôn lường của những hoạt chất trên. Cũng như các mức xử phạt liên quan mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đại lý phân phối nên lưu tâm.

  1. Phân loại

Thuốc diệt cỏ là các chất hóa học được sử dụng để kiểm soát các loài thực vật không mong muốn. Thuốc diệt cỏ gồm có thuốc có chọn lọc và không có chọn lọc.

Thuốc có chọn lọc được sử dụng để kiểm soát các loài cỏ cụ thể. Tuy nhiên lại không gây hại cho cây trồng xung quanh.

Thuốc diệt cỏ không có chọn lọc (gọi là diệt toàn bộ cỏ) được sử dụng để khai hoang, vỡ hóa, giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, đường sắt và chỉ được dùng để trừ cỏ trên đất trồng cây lâu năm, đất không trồng trọt.

  1. Thực trạng

Hiện nay, vẫn còn tình trạng mua bán các loại thuốc diệt cỏ có hoạt chất như Paraquat; 2,4D và Glyphosate. Đó là các cửa hàng nhỏ lẻ, đại lý… đã tích trữ những mặt hàng tồn dư, thậm chí còn che giấu rất kĩ dù biết đã bị cấm buôn bán. Với mục đích để bán cho người dân có nhu cầu.

Mặc dù, thuốc trừ cỏ có chứa hoạt các loại thuốc chất 2.4 D và Paraquat sẽ bị cấm buôn bán kể từ ngày 08/02/2019. Bên cạnh đó, hoạt chất Glyphosate trong thuốc trừ cỏ sẽ không được phép sản xuất hay nhập khẩu kể từ ngày 09/6/2019. Và không được buôn bán kể từ ngày 09/6/2020. Tuy nhiên, thực tế vẫn có doanh nghiệp còn buôn bán công khai các hoạt chất bị cấm này như Công ty TNHH Tập đoàn An Nông. Hơn nữa, công ty này lại còn tung ra những chương trình khuyến mãi để tranh thủ bán hết.[4]

  1. Tác hại

Thuốc diệt cỏ chứa các thành phần trên gây ra những nguy hiểm vô cùng to lớn đối với sức khỏe con người. Cụ thể:

– Hoạt chất 2.4D nếu tồn tại lâu dài có thể chuyển hóa thành chất dioxin. Có khả năng kích thích tế bào ung thư phát triển, gây đột biến, dị dạng cơ thể người và động vật máu nóng.

– Paraquat được xem là loại hóa chất cực độc trong thuốc diệt cỏ. Gây bỏng nghiêm trọng cho người sử dụng nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.

– Glyphosate là thuốc trừ cỏ sau khi cỏ đã mọc. Và hoạt chất này gây ra các bệnh ung thư, thận, tổn thương dây thần kinh…

Ngoài tác động đến con người đó là ô nhiễm nguồn nước, đất và cả các loài sinh vật thủy sinh.

  1. Quy định pháp luật liên quan

Pháp luật Việt Nam đã quy định các chế tài như sau:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Phạt hành chính

Đối tượng là tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cửa hàng, đại lý buôn bán nhỏ lẻ,.v..v.. ) thực hiện hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán thuốc BVTV không có tên trong Danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam. Tùy theo giá trị hoặc khoản thu lợi bất chính thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt khác nhau.[5]

Theo đó, mức phạt tiền tối thiểu là 20 triệu đồng[6] và tối đa là 50 triệu đồng[7] đối với vi phạm về sản xuất thuốc BVTV. Và mức phạt tiền tối thiểu là 3 triệu đồng[8] và tối đa là 50 triệu đồng[9] đối với vi phạm về buôn bán thuốc BVTV.

Và Hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc BVTV.[10]

Còn có các biện pháp khắc phục hậu quả[11] đối với hành vi vi phạm như:

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

– Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy. Hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế, cụ thể là thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

– Buộc tiêu hủy thuốc không có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh.

Phạt Hình sự

Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc BVTV mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành. Với từng mức liều lượng tính theo kilogram hoặc lít và khoản thu lợi bất chính[12] thì đối với cá nhân hay tổ chức sẽ có các mức phạt như sau:

– Cá nhân:

Mức phạt tiền tối thiểu sẽ là 100 triệu đồng[13] và tối đa là 3 tỉ đồng[14]. Mức phạt tù tối thiểu là 01 năm[15] và tối đa là 15 năm tù[16].

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.[17]

– Tổ chức:

Mức phạt tiền tối thiểu 1 tỷ đồng[18] và tối đa là 9 tỷ đồng[19].

Còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.[20]

Trên đây là nội dụng tư vấn về “Xử phạt sản xuất buôn bán thuốc diệt cỏ bị cấm”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Viết tắt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[2] Viết tắt Thuốc bảo vệ thực vật

[3] Quyết định 278/QĐ-BNN-BVTV và Quyết định 1186/QĐ-BNN-BVTV

[4] Thông tin từ báo Tuổi trẻ

[5] Điều 24, 25 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1.4, 5 NĐ 04/2020

[6] Điều 1.4 NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 24.4 NĐ 31/2016”

[7] Điều 1.4 NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 24.7 NĐ 31/2016”

[8] Điều 1.5 NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 25. 2 NĐ 31/2016”

[9] Điều 1.5 NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 25.8 NĐ 31/2016”

[10] ĐIỀU 1.4, 1.5 NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 24.8 và Điều 25.9 NĐ 31/2016”

[11] ĐIỀU 1.4, 1.5 NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 24.9 và Điều 25.10 NĐ 31/2016”

[12] Điều 190 Bộ luật Hình sự

[13] Điều 190.1 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[14] Điều 190.2 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[15] Điều 190.1 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[16] Điều 190.3 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[17] Điều 190.4 Bộ luật Hình sự 2015

[18] Điều 190.5.a Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[19] Điều 190.5.c Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[20] Điều 190.5.đ Bộ luật Hình sự 2015

 

 

 

 

Document
Categories: Nông Nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*