Xử phạt người SDLĐ không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

Xử phạt người SDLĐ không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

Xử phạt người SDLĐ không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của một công ty, không thể nào thiếu lực lượng lao động làm việc. Vì họ chính là nguồn lực chính và là trọng tâm cho sự phát triển của công ty đó. Do vậy, tất nhiên sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp không thực sự coi trọng quyền lợi của người lao động mà còn trốn tránh nghĩa vụ của mình. Đưa ra nhiều lý do, cách thức để trốn đóng hoặc không đóng hoặc nợ bảo hiểm. Bên cạnh đó, lại có một số lực lượng người lao động vẫn chưa hiểu biết được tầm quan trọng của các loại bảo hiểm như BHXH, BHYT, BHTN. Vậy, đối với người sử dụng lao động nếu có những hành vi trên thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Và tại sao người lao động nên thực sự cần quan tâm vấn đề quyền lợi của mình hơn. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu vấn đề trên.

Các doanh nghiệp hiện nay có rất nhiều cách thức để trốn đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động như:

– Không ký kết hợp đồng lao động.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay dù đang thực sự tuyển chọn hay sử dụng lao động, với số lượng ít hay nhiều. Vẫn cố chấp không thực hiện các nội dung cơ bản nhất như ký kết hợp đồng bằng văn bản và không đóng bảo hiểm cho nhân viên của mình. Vẫn còn tồn tại tình trạng xem nhẹ vấn đề an toàn về sức khỏe, cũng như đời sống an sinh lâu dài của người lao động. Và nghiêm trọng hơn là phớt lờ các quy định của pháp luật về ký kết hợp đồng.

– Ký hợp đồng mùa vụ dưới một tháng liên tục trong nhiều năm, khi hợp đồng hết hạn, nhiều chủ doanh nghiệp lại tiếp tục giao kết hợp đồng mùa vụ mới.

Đây là cách để doanh nghiệp trốn đóng BHXH của người lao động bằng cách giao kết hợp đồng mùa vụ liên tục. Bởi vì hợp đồng mùa vụ không có giới hạn về số lần ký kết.

Để hạn chế những hành vi trên thì từ ngày 01/01/2018, hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên cũng đã thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.[1] Do đó, người lao động nên lưu ý những quy định trên để bảo vệ quyền lợi của mình.

– Thu tiền bảo hiểm của người lao động hằng tháng nhưng không trích nộp cho đơn vị bảo hiểm

Dưới đây là bảng tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc:

Các đối tượng có trách nhiệm phải đóng

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

BHXH[2]

BHYT[3]

BHTN[4]

Doanh nghiệp

17.5%3%

1%

Người lao động

8%1.5%

1%

Có thể thấy tổng tỷ lệ đóng của người lao động là 10,5% và người sử dụng lao động là 21,5% trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm. Nhưng nhiều đơn vị hằng tháng vẫn thu đầy đủ các khoản bảo hiểm nêu trên nhưng cuối cùng lại tự ý chi trả cho các công việc khác. Mà không quan đến vấn đề an sinh xã hội của nhân viên mình.

Document

– Lợi dụng sự khó khăn chung để kéo dài các khoản nợ tồn động

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đều đưa ra lý do vì khó khăn trong kinh doanh hay vì những lý do khách quan khác đã không thanh toán số tiền đọng của BHXH. Nhưng khi bị thanh tra ban ngành kiểm tra đột xuất và bị chuyển hồ sơ sang xử lý hình sự thì các doanh nghiệp này mới trả đầy đủ số nợ trên. Chính vì khó phân biệt “sự khó khăn” của các doanh nghiệp này mà số nợ BHXH lại đang có xu hướng gia tăng.[5] Thống kê cho thấy, theo BHXH Việt Nam, tổng số nợ phải tính lãi đã lên đến 6.654 tỷ đồng.

– Chủ doanh nghiệp mất tích và bỏ trốn do chiếm dụng tiền bảo hiểm của người lao động.

Nhiều người chủ doanh nghiệp khi không còn khả năng chi trả các khoản tiền trợ cấp, lương và cả nợ bảo hiểm đã bỏ trốn không tung tích. Dù doanh nghiệp bị thiệt hại do tình hình khó khăn trong kinh doanh nhưng người thiệt thòi nhất vẫn là người lao động. Vì sau khi mất thông tin người chủ, doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hay phá sản. Thì người lao động dường như đã “mất trắng”.

Xử phạt hành chính

– Cụ thể là các hành vi như sau:[6]

+ Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn đủ 1 tháng trở lên

+ Không giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động

+ Giao kết hợp đồng lao động nhưng không có đầy đủ các nội dung chủ yếu

Nội dung chủ yếu như: thông tin cơ bản của người SDLĐ như tên, địa chỉ; thông tin cơ bản của NLĐ; công việc, địa điểm, thời hạn hợp đồng; mưc lương, hình thức trả lương, thời hạn, phụ cấp; chế độ nâng bậc,…; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; BHXH, BHYT, v.v…[7]

Mức phạt tiền sẽ tương ứng với số lượng người lao động, cụ thể như sau:

Số lượngMức tiền phạt (VNĐ)
Từ 01 – 10 lao động2.000.000 – 5.000.000
Từ 11 – 50 lao động5.000.000 – 10.000.000
Từ 51 – 100 lao động10.000.000 – 15.000.000
Từ 101 – 300 lao động15.000.000 – 20.000.000
Từ 301 lao động trở lên20.000.000 – 25.000.000

– Bên cạnh đó, sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 triệu đồng nếu người sử dụng lao động có hành vi như sau:[8]

+ Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động hằng năm. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cung cấp thông tin trên cho NSDLĐ để thực hiện niêm yết.

+ Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ khi NLĐ muốn làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Có hành vi không cung cấp hoặc có cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ khi được yêu cầu.

– Hơn nữa, nếu cố tình không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về thông tin hay tài liệu mà có liên quan đến việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp khi được yêu cầu. Thì sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.[9]

– Và các hành vi chậm đóng, đóng không đầy đủ, không đóng và trốn đóng các bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp sẽ có mức phạt như sau:[10]

+ Thứ nhất, tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính những vi phạm như chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ sẽ bị phạt tiền từ 12% – 15% tổng số tiền phải đóng, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

+ Thứ hai, tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm, sẽ bị phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Thứ ba, người SDLĐ có hành vi trốn đóng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 50 – 75 triệu đồng.

Với những hành vi vi phạm trên, người SDLĐ sẽ phải có các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc phải truy nộp số tiền bảo hiểm phải đóng và buộc phải nộp số tiền lãi.

Cụ thể, số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền và thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đống.

Xử lý hình sự

Thứ nhất, tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp[11] và cả tội gian lận bảo hiểm y tế[12]

Đối với chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN, BHYT từ 10 triệu đồng trở lên hoặc nếu gây thiệt hại từ 20 triệu đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa sẽ là 200 triệu đồng và mức phạt tù tối đa là 10 năm tù.

Thứ hai, tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.[13]

Đơn vị SDLĐ có nghĩa vụ đóng các khoản bảo hiểm trên nhưng gian dối hoặc có thủ đoạn để không đóng hoặc không đóng đầy đủ mà từ 06 tháng trở lên.

Với số tiền trốn đóng từ 50 triệu đồng mà đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì đối với tội này, thì cá nhân vi phạm sẽ có mức phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng và phạt tù tối đa là 7 năm tù. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng.

Người lao động cũng nên lưu tâm các vấn đề về bảo hiểm bởi vì đó là quyền lợi chính đáng mà đáng lẽ ra các bạn được hưởng. Và không vì suy nghĩ việc đóng bảo hiểm là bớt đi một phần tiền lương mà đó là vấn đề về an sinh. Nghĩa là khi bạn ốm đau, thai sản, hay rủi ro trong phát sinh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay thất nghiệp thì lúc này bảo hiểm mới phát sinh tác dụng thực sự. Do vậy, không chỉ người sử dụng lao động mà người lao động nên lưu tâm, nếu có bất kỳ sự thỏa thuận với đơn vị bạn làm việc, về việc không tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc thì sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.[14]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt người SDLĐ không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Cập nhật, bổ sung: ngày 14/10/2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 11/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

[1] Điều 124.1, Điều 2.1.b Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[2] Điều 5.1.1,1, Điều 5.2.2,1 và Điều 22.1 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[3] Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[4] Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[5] Thông tin từ Tạp chí tài chính

[6] Điều 9.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[7] Điều 21 Bộ luật Lao động 2019

[8] Điều 39.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[9] Điều 39.4 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[10] Điều 39.5, 6, 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[11] Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015

[12] Điều 215 Bộ luật hình sự 2015

[13] Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015

[14] Điều 39.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*