Xử phạt hộ gia đình, cá nhân thực hiện hành vi vứt rác bừa bãi, không phân loại rác

Xử phạt hộ gia đình, cá nhân thực hiện hành vi vứt rác bừa bãi, không phân loại rác

Xử phạt hộ gia đình, cá nhân thực hiện hành vi vứt rác bừa bãi, không phân loại rác

Hiện nay, ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng hơn bao giờ hết; và các quốc gia trên thế giới luôn tìm hiểu và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm khắc phục cũng như sửa chữa lỗi lầm khi đã và đang có những tác động tiêu cực đến môi trường và “mẹ thiên nhiên”. Ở mỗi quốc gia sẽ có những giải pháp riêng tuy nhiên nhìn chung là hướng đến 2 giải pháp cơ bản. Thứ nhất là tuyên truyền, giáo dục, định hình ý thức và trách nhiệm của người dân trong quá trình giữ gìn môi trường ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Song song đó là áp dụng biện pháp để răn đe đối với các hành vi chống đối, không chấp hành. Vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cá nhân, hộ gia đình thực hiện hành vi xả rác bừa bãi tại nơi công cộng, không phân loại rác thải trước khi đưa ra môi trường sẽ bị phạt như thế nào? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022 nhằm đặt ra mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hành vi  vi phạm của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức. Theo đó, mức phạt đối với hành vi xả rác bừa bãi, không phân loại rác thải ra môi trường của hộ gia đình, cá nhân là:

Mức xử phạt hành vi vứt rác bữa bãi, không phân loại rác[1]

Document

Thực tế, mức phạt đối với hành vi xả rác bừa bãi ở nơi công cộng ở nhiều quốc gia là rất cao. Cụ thể ở Singarpore hành vi xả rác bừa bãi bị bắt gặp lần đầu sẽ bị phạt từ 2.000 SGD (35,6 triệu đồng); lần 2 là 4.000 SGD (71,2 triệu đồng); lần 3 là 10.000 SGD (178 triệu đồng) và bị buộc lao động công ích. Ở Thái Lan xử phạt đối với hành vi xả rác bừa bãi trên đất liền sẽ bị phạt 2.000 baht (1,3 triệu đồng) và 10.000 baht (6,9 triệu đồng) nếu làm ô nhiễm nguồn nước Ở California, Mỹ khi thực hiện vứt mẫu thuốc lá ra đường sẽ nộp phạt 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng) và thực hiện 24 giờ lao động công ích. Mức xử phạt ở Đức khi cá nhân vi phạm có thể lên tới 300 euro (hơn 7 triệu đồng). Mức xử phạt khi cá nhân thực hiện hành vi vi phạm là yếu tố quan trọng để răn đe người dân trong nước và khách quốc tế không thực hiện, và phải đặt quan điểm “trừng phạt để làm gương”. Liệu mức phạt ở Việt Nam hiện tại là mức phạt trung bình so với thực tiễn ở nhiều quốc gia khác? Và đây có phải là mức phạt phù hợp để răn đe người dân không tiếp tục thực hiện hành vi xả rác bừa bãi, không phân loại rác thải?

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt hộ gia đình, cá nhân thực hiện hành vi vứt rác bừa bãi, không phân loại rác”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Môi Trường

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*