Xử phạt hành vi tung tin đồn sai sự thật về dịch Covid-19 lên mạng xã hội

Xử phạt hành vi tung tin đồn sai sự thật về dịch Covid-19 lên mạng xã hội

Xử phạt hành vi tung tin đồn sai sự thật về dịch Covid-19 lên mạng xã hội

Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thực tế, nhiều cá nhân, nhóm người đã lợi dụng để tung những tin đồn “giật gân”, sai sự thật nhằm gây sốc, thu hút sự chú ý, câu “like”, câu “view” trên mạng xã hội. Những hành vi này đã gây nên không ít sự hoang mang đối với dư luận cũng như trong xã hội. Vậy đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi nêu trên, họ có chịu mức xử phạt nào không? Với bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ lý giải thắc mắc của quý bạn đọc.

Theo thống kê, từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 cho đến nay, đã có hơn 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog và diễn đàn. Bên cạnh đó, có gần 700.000 tin, bài đăng, video, clip liên quan đến dịch bệnh đã được đăng trên mạng xã hội, nhất là mạng xã hội Facebook. Trong đó có không ít bài đăng xuyên tạc, sai sự thật thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng, nhận được nhiều lượt like (thích) và share (chia sẻ) rộng rãi.

Trên thực tế, đã có hơn gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật được cơ quan địa phương mời lên làm việc, trong đó gần 200 người bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt đối với người tung tin đồn sai sự thật về tình hình dịch bệnh:

1) Xử phạt vi phạm hành chính

Đối với những cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu cho đến 20 triệu đồng[1]. Ngoài ra, người đó cũng phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đó của mình trên mạng xã hội[2].

Lưu ý: Đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ gấp đôi mức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân. Do đó nếu tổ chức nào vi phạm trong trường hợp này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 cho đến 40 triệu đồng.

Document

Tuy nhiên, đối với những trường hợp lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh Covid-19 và gây hoang mang trong dư luận ở mức độ nặng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng thì có thể sẽ bị xử lý hình sự.

2) Xử lý hình sự

Vào ngày 30/03/2020 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ra hướng dẫn số 45/TANDTC-PC về việc áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với các hành vi có tính chất vi phạm pháp luật phổ biến, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Các bạn có thể tham khảo bài viết Xử lý vi phạm trốn cách ly và phòng chống dịch bệnh Covid-19 của chúng tôi.

Theo như hướng dẫn nêu trên thì đối với những người thực hiện hành vi đưa lên mạng xã hội các thông tin giả mạo, sai sự thật hoặc thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây nên hoang mang trong dư luận thì sẽ bị áp dụng xử lý hình sự như đối với Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.

Cụ thể, đối với tội danh nêu trên, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 06 tháng cho đến 03 năm[3].

Đồng thời, hành vi nêu trên cũng được xem là hành vi vi phạm quy định của Luật An ninh mạng. Theo đó, hành vi tung thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì sẽ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm để quyết định việc xử phạt hành chính hay xử lý hình sự[4]. Đối với những hành vi gây ra thiệt hại thì phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại tùy thuộc vào mức độ thiệt hại đã gây ra.

Để chung tay, đóng góp một phần công sức của mình vào công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chúng tôi thiết nghĩ việc quan trọng hàng đầu hiện nay đó là bản thân mỗi chúng ta cần hết sức bình tĩnh và sáng suốt trong việc tiếp nhận thông tin cũng như chỉ theo dõi những thông tin được đăng bởi nguồn tin chính thống về tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, cũng không nên chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng hay chưa được cơ quan chức năng xác thực nhằm tránh gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước. Hơn nữa, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường rà soát, xử lý nghiêm khắc, mạnh tay, răn đe và cương quyết đối với những cá nhân, tổ chức cố tình phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang lo sợ cho người dân, cộng đồng.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề “Xử phạt hành vi tung tin đồn sai sự thật về dịch Covid-19 lên mạng xã hội”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 101.1.(a,d) Nghị định 15/2020/NĐ-CP

[2] Điều 101.3 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

[3] Điều 288.1.(a) Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

[4] Điều 8.1.(d) Luật An ninh mạng 2018

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*