Xử phạt hành vi bạo lực học đường
Cập nhật, bổ sung ngày 21/8/2024
Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối mà giáo dục Việt Nam qua nhiều thế hệ vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Hành vi này không chỉ gây tổn hại đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, làm tổn thương đến tuổi thơ của nhiều trẻ em. Vì thế, việc xử phạt hành vi bạo lực học đường là cần thiết, giúp bảo vệ môi trường học đường lành mạnh và công bằng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các hình thức xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại dân sự đối với hành vi bạo lực học đường.
1. Xử lý theo điều lệ, nội quy của trường
Khi học sinh có hành vi đánh nhau, sử dụng lời lẽ thô tục, phá hoại tài sản, gây rối trật tự an ninh trong nhà trường sẽ được xem xét tính chất và mức độ của hành vi để áp dụng các hình thức kỷ luật theo nội quy của nhà trường. Các hình thức kỷ luật phổ biển bao gồm:[1]
– Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;
– Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;
– Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác;
2. Xử lý vi phạm hành chính
Đối tượng thực hiện | Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.[2] | Từ đủ 16 đến 18 tuổi |
Hình thức xử phạt | Phạt cảnh cáo | Phạt tiền |
Mức độ | Hành vi cố ý nhưng không nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ | |
Xử lý | Ra quyết định cảnh cáo | Phạt tiền tối đa bằng ½ mức phạt áp dụng cho người thành niên[3] *Mức phạt từ 150 nghìn đến 2 triệu rưỡi[4] |
*Biện pháp xử lý hành chính[5]
Ngoài ra nếu hành vi bạo lực có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hoặc người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm thì áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn[6] | Đưa vào trường giáo dưỡng[7] | Đưa vào cơ sở Bạn cần tư vấn dịch vụ này! | |
Độ tuổi | Từ đủ 12 tuổi trở lên | Đủ 12 – dưới 18 tuổi | Đủ 18 tuổi trở lên |
Mức độ của hành vi và mức độ tái phạm | – Có dấu hiệu của tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý; – Đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng; | – Hành vi có dấu hiệu tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; – Đã bị giáo dục tại xã phường, thị trấn. | – Đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng; – Hành vi chưa cấu thành tội nhưng đã bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn |
Hành vi | – Gây tổn hại sức khỏe người khác; – Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. | ||
Thời hạn | 03 – 06 tháng | 06 – 24 tháng | 06 – 24 tháng |
*Nếu gia đình và học sinh tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, có môi trường sống thuận lợi để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính, theo đó áp dụng các hình thức như nhắc nhở, quản lý tại gia đình, giáo dục dựa vào cộng đồng.[9]
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi bạo lực học đường vượt quá mức độ vi phạm hành chính thì sẽ cấu thành tội phạm như tội cố ý gây thương tích; tội làm nhục người khác.
Tội làm nhục người khác[10] | Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác[11] | ||
Độ tuổi | Hình phạt | Độ tuổi | Hình phạt |
Đủ 18 tuổi trở lên | – Phạt cảnh cáo – Phạt tiền từ 10 đến 30 triệu – Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm – Phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm | Đủ 18 tuổi trở lên | Phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân |
Đủ 16 đến dưới 18 tuổi | – Phạt tiền ½ mức phạt đối với người đủ 18 tuổi[12] – Phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm (hành vi chuẩn bị phạm tội) đến 01 năm rưỡi (đã hoàn thành)[13] – Phạt tù từ không quá ¾ mức phạt của người đủ 18 tuổi đến 18 năm.[14] | ||
Đủ 14 đến dưới 16 tuổi | – Phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm (hành vi chuẩn bị phạm tội) đến 01 năm rưỡi (đã hoàn thành)[15] – Phạt tù từ không quá ½ mức phạt tù của người đủ 18 tuổi đến dưới 12 năm.[16] |
4. Bồi thường thiệt hại dân sự
Ngoài các hình thức xử phạt trên, người vi phạm còn phải bồi thương thiệt hại về mặt dân sự cho người bị hại để khắc phục tổn thất về sức khỏe và tinh thần. Các khoản bồi thường bao gồm:
– Chi phí cứu chữa và phục hồi sức khỏe, gồm các chi phí y tế, bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe cho nạn nhân;
– Phần thu nhập thực tế mà người chăm sóc bị mất;
– Bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, gồm các chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại[17], bù đắp tổn thất về tinh thần.
Nếu hành vi phá hoại tài sản gây thiệt hại thì đối tượng bồi thường được xác định như sau:
Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi[18] | – Bồi thường bằng tài sản của mình; còn thiếu thì cha mẹ bồi thường thêm. |
Người chưa đủ 15 tuổi[19] | – Nhà trường sẽ bồi thường nếu trong thời gian trường học quản lý – Ngoài thời gian đó, cha mẹ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường; nếu cha mẹ không đủ khả năng thì tài sản riêng của con sẽ được sử dụng để bồi thường |
Thực tế đã cho thấy, dù là người gây ra hành vi hay là người chịu tác động từ hành vi đều phải gánh chịu những hậu quả vô cùng lớn vì thế việc ngăn ngừa, giáo dục trẻ về tác hại của bạo lực học đường trước khi sự việc xảy ra là điều cần thiết. Ngoài việc giáo dục tại trường lớp thì lời nói, động viên của cha mẹ tại gia đình cũng góp phần nhỏ để thay đổi tư tưởng của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về xử phạt hành vi bạo lực học đường là điều cần thiết để duy trì một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn ngừa bạo lực học đường, góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
Trên đây là nội dung tư vấn về: “Xử phạt hành vi bạo lực học đường”.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Khánh Như
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
Cập nhật, bổ sung ngày 21/8/2024
Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy
[1] Điều 38.2 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
[2] Điều 5.1.a và Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020
[3] Điều 134.3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020
[4] Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
[5] Điều 89 đến Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.
[6] Điều 89, Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.
[7] Điều 91, Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.
[8] Điều 93, Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020
[9] Điều 139, Điều 140 và Điều 140.a Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.
[10] Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
[11] Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 và Điều 1.22 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
[12] Điều 99 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017
[13] Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 và Điều 1.18 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017
[14] Điều 101.1 Bộ luật hình sự 2015
[15] Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 và Điều 1.18 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017
[16] Điều 101.2 Bộ luật hình sự 2015
[17] Điều 592 Bộ luật dân sự 2015
[18] Điều 586.2 và Điều 599.1 Bộ luật dân sự 2015
[19] Điều 586.2 và Điều 599.1 Bộ luật dân sự 2015
Dạ cho em hỏi. Con e học lớp 8 ,đi học bị bạn cũng bằng tuổi đánh vào mắt,vỡ mắt kính,kính cắt vào mắt rách da mi trên dưới phải may 22 mũi. Vậy theo qui định thì sẽ xử lý như thế nào ạ
Chào bạn, cảm ơn bạn đã phản hồi tới Luật Nghiệp Thành,
Luật Nghiệp Thành dựa vào nội dung bạn cung cấp, trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Vì đối tượng còn đang là học sinh, đang là độ tuổi trẻ em dưới sự quản lý cùa nhà trường nên hành vi bạo lực học đường sẽ bị nhà trường xử lý, nên đầu tiên, bạn cần thông báo với nhà trường để nhà trường xử lý kỷ luật theo từng mức độ hành vi có nghiêm trọng hay không.
Theo như bạn cung cấp thông tin, hiện tại con bạn và bạn học đang học lớp 8, nên tính theo số tuổi học lớp 8 hiện đang là khoảng 13 tuổi. Để xác định đúng, cần dựa theo ngày sinh nhật của lần thứ 13 thì sẽ chưa đủ 13 tuổi, nếu đã qua ngày sinh nhật lần thứ 13 thì sẽ đủ 13 tuổi.
Bạn của con bạn nếu xét độ tuổi như đã phân tích thì chưa đủ 14 tuổi, trong khi xử phạt vi phạm hành chính và hình sự chỉ áp dụng cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Các bên gia đình cần làm rõ sự việc đánh nhau là do lỗi bên nào, việc bồi thường thiệt hại sẽ được xác định là do lỗi của các bên.
Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại, (Điều 585. Bộ luật Dân sự 2015)
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Sau khi đã xác định rõ ràng sự việc, lỗi của các bên, nếu hoàn toàn là lỗi của bên kia thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe nên bên xâm phạm phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, nếu danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gia đình bạn cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu tinh thần của cháu bị ảnh hưởng bạn có thể yêu cầu bồi thường khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần. Lưu ý các bên sẽ thỏa thuận về mức này nhưng không được quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Và đương nhiên bạn cần chứng minh thiệt hại của con mình về sức khỏe thông qua các giấy tờ chẩn đoán của bệnh viện, khám sức khỏe của cháu, chi phí chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, thu nhập thực tế bị mất của gia đình bạn trong thời gian chăm sóc cháu. Trong trường hợp bên gây thiệt hại không đồng ý bồi thường thiệt hại thì gia đình bạn có thể khởi kiện tại Tòa án với các chứng minh trên để yêu cầu bồi thường.
Lưu ý: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.