Xử phạt hành chính báo chí đăng tải thông tin sai sự thật

Xử phạt hành chính báo chí đăng tải thông tin sai sự thật

Xử phạt hành chính báo chí đăng tải thông tin sai sự thật

Báo chí là nơi thông tin các sự kiện và vấn đề trong cuộc sống tới công chúng. Do đó, nhiệm vụ của các tổ chức báo chí là truyền đạt thông tin chính xác và đúng sự thật. Tuy nhiên, hiện tại báo chí lại là nơi đăng tải không ít các thông tin sai sự thật, bịa đặt và điều đó không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới những vấn đề khác trong xã hội và cả lợi ích quốc gia. Để đảm bảo tinh thần, tôn chỉ của báo chí, Nghị định 119/2020 đã tăng mạnh mức phạt đối với những hành vi đăng tải thông tin sai sự thật. Do đó, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin liên quan đến nội dung trên.

  1. Hình thức và nhiệm vụ của báo chí

Báo chí truyền dẫn đông đảo tới công chúng thông qua nhiều hình thức khác nhau như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.[1]

Vì nhiệm vụ của cơ quan báo chí là thông tin trung thực; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt; đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; v.v…[2] Do đó chỉ cần đưa tin những thông tin thậm chí là một nửa sự thật, thì việc tác động tới dư luận có thể tạo nên một làn sóng gây hoang mang và ảnh hưởng dây chuyền tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

Hơn nữa, hành vi đưa thông tin sai sự thật là hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Luật Báo chí.[3]

Trong thời gian vừa qua, báo điện tử được xem là nơi đăng tải rất nhiều thông tin bịa đặt, sai sự thật. Và những bài báo này lại nhan nhãn khắp các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, v.v.. Vô tình nhiều người đọc tiếp cận những thông tin này lại chia sẻ khắp nơi gây ra nhiễu loạn thông tin. Vậy nếu thực hiện những hành vi đó thì các cơ quan báo chí sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Mức xử phạt hành chính

Theo quy định trước đây, mức phạt tiền đối với hành vi “Đăng, phát thông tin sai sự thật” tối đa là 30 triệu đồng. Tuy nhiên tại Nghị định 119/2020 có hiệu lực đầu tháng 12/2020 này thì mức phạt tối đa là 100 triệu đồng.

Cụ thể hành vi này được chia làm 3 mức độ hậu quả tương ứng với từng mức phạt tiền như sau: Đăng, phát thông tin sai sự thật mà[4]

Document

– Gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng : Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.

– Gây ảnh hưởng nghiêm trọng: Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng.

– Gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng: Phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, sau khi phạt tiền còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật với báo in, tạp chí in, bản tin, đặc san và tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động từ 01- 12 tháng với hành vi mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng.[5]

Phải buộc cơ quan báo chí có biện pháp khắc phụ hậu quả là cải chính, xin lỗi và phải buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin mà đã đăng trên các loại báo.[6]

Thực tế, liên quan đến vi phạm trên vào năm 2016 đã xảy ra trường hợp nhiều báo chí đăng tải thông tin về nước mắm Việt có hàm lượng Asen vượt ngưỡng quy định. Tuy nhiên, Bộ Y tế chỉ giới hạn quy định đối với Asen vô cơ còn thành phần Asen hữu cơ thì không quy định giới hạn. Và hậu quả để lại từ việc thông tin sai đã khiến bộ phận dư luận hoang mang và sản phẩm nước mắm truyền thống thì bị tẩy chay, không được đưa vào các siêu thị. Khiến cho người dân tại các làng nghề sản xuất nước mắm gặp nhiều khó khăn. Không chỉ thế còn ảnh hưởng đến thương hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Chính vì thế mà mức phạt áp dụng với các đơn vị này là tương ứng với việc gây hậu quả rất nghiêm trọng tại thời điểm đó. [7] Vì vậy, tùy theo mức độ ảnh hưởng mà cơ quan chức năng sẽ xem xét và đưa ra mức phạt hợp lý.

Hiện nay, có nhiều đối tượng đang lợi dụng tình hình xã hội gặp nhiều bất ổn, nhiều cá nhân đã đăng tải vô số các thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận xã hội. Do đó, không chỉ quản lý các cơ quan báo chí mà các cá nhân cũng bị xử phạt rất nặng về các hành vi vi phạm của mình. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết về “Phòng chống thông tin giả trên mạng xã hội” của Luật Nghiệp Thành.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt hành chính báo chí đăng tải thông tin sai sự thật”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 3.1 Luật Báo chí 2016

[2] Điều 4.2 Luật Báo chí 2016

[3] Điều 9.8 Luật Báo chí 2016

[4] Điều 8.2.a, 8.5.a, 8.6.a Nghị định 119/2020

[5] Điều 8.9 Nghị định 119/2020

[6] Điều 8.10 Nghị định 119/2020

[7] Thông tin từ Báo Người lao động truy cập ngày 21/11/2016

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*