Xử lý KLLĐ đối với lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Xử lý KLLĐ đối với lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Xử lý KLLĐ đối với lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

loai_xulykyluat-380x266

Tình huống: Công ty tôi định sa thải một nhân viên khi nhân viên này tự ý nghỉ việc 6 ngày trong một tháng mà không xin phép cũng như không đưa ra lý do. Cho tôi hỏi công ty tôi có được xử lý kỷ luật hay không khi nhân viên này đang mang thai 6 tháng?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Theo pháp luật lao động, NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ thai sản, trừ trường hợp NSDLĐ là tổ chức chấm dứt hoạt động, NSDLĐ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Trong thời gian này, NSDLĐ cũng không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ nữ.

Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, đối với vi phạm liên quan đến tài sản, bí mật kinh doanh – công nghệ thì thời hiệu tối đa 12 tháng)[1].

Như vậy, công ty không được xử lý kỷ luật đối với nhân viên đang mang thai 6 tháng. Khi nhân viên này hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, công ty mới được xử lý kỷ luật trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.

Document

Quy định này thể hiện chính sách ưu tiên đối với lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vì khi NLĐ nữ bị sa thải ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống gia đình họ.

Nếu NSDLĐ xử lý kỷ luật lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà bị khiếu nại có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi cá nhân vi phạm[2].

Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[3].

Thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra lao động và chủ tịch UBND các cấp [4].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử lý KLLĐ đối với lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 15/10/2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 11/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

[1] Điều 122.4.d, Điều 137.3, Điều 122.1, Điều 124.2 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 28.2.(h).(i) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[3] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 48, 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Comments

  1. Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn 12 Tháng mười hai, 2020, 09:33

    em có một câu hỏi mong anh chị giúp đỡ.
    Đối với công nhân đang trong thời gian nuôi con nhỏ nhưng đã vi phạm nhiều lỗi trong luật của công ty. Nghĩ việc nhiều ngày không báo trước, nói với công nhân khác Nhân sự không có quyền xử lý mình vì mình đang trong thời gian nuôi con nhỏ. Đối với Trường hợp này công ty có thể xử lý gì đối với công nhân này ạ. em cảm ơn

    Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*