Hàng năm, có rất nhiều trường hợp tổ chức đánh bài, cá độ ăn tiền được công an triệt phá. Đặc biệt là trong năm 2018 đáng chú ý nhất là tổ chức đánh bạc nghìn tỷ qua mạng được báo chí đưa tin. Các hình thức của bài bạc phổ biến như đánh bài lá, xóc đĩa hay lô đề và một vài hình thức khác. Việc tổ chức đánh bạc mang tính giải trí nhưng cũng có đánh bạc dưới hình thức ăn tiền và loại hình thức đánh bạc ăn tiền này đến một số lượng nào đó sẽ trở thành hành vi vi phạm pháp luật. Để hiểu được rõ quy định về vấn đề này như thế nào, Luật Nghiệp Thành xin được giải đáp như sau:
Ban đầu xuất phát từ mục đích giải trí. Tuy nhiên, họ đã lợi dụng vào trò chơi này để tổ chức đánh bạc có sử dụng tiền, hiện vật trở thành tệ nạn của xã hội hiện nay. Đối với hành vi đánh bạc này nếu bị cơ quan nhà nước phát hiện thì dù tiền hoặc bất cứ hiện vật có giá trị là bao nhiêu cũng bị xử lý theo quy định pháp luật.
Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm mà người đánh bạc, người tổ chức, chứa chấp đánh bạc sẽ bị xử phạt hành chính như sau[1]:
Hành vi | Mức phạt |
Mua lô, đề | Cảnh cáo; Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng. |
Đánh bạc như xóc đĩa, tú lơ khơ, tam cúc… mà có sử dụng tiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 5 triệu; đánh bạc thông qua trò chơi điện tử trái phép; các cược trong hoạt động thể thao như cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa | Phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng |
Người rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc; chứa chấp, tụ tập đánh bạc; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; tổ chức cá cược | Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng |
Chủ lô, đề; tổ chức mạng lưới đánh đề; tổ chức cá cược trong thi đấu thể thao để ăn tiền | Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng |
Mức phạt trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Nếu tổ chức vi phạm sẽ xử phạt với mức phạt cao gấp 2 lần mức phạt của cá nhân vi phạm[2]. Ngoài ra, các tang vật tịch thu được ở hiện trường sẽ bị tịch thu sung công quỹ. Nếu người nước ngoài có tham gia thì tùy mức độ có thể bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.
Đối với trường hợp tổ chức đánh bạc ăn tiền có quy mô lớn, tổ chức với số tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt VPHC về vấn đề này có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm tùy vào từng trường hợp cụ thể quy định tại Điều 321, 322 BLHS 2015 sửa đổi 2017. Ngoài ra có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản do hành vi phạm tội của mình[3].
Như vậy, đánh bạc ăn tiền hoặc hiện vật đều là hành vi vi phạm và có thể bị xử phạt và nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cho nên cá nhân, gia đình bạn bè có rủ rê chơi đánh bài thì bạn có thể chơi đánh bài uống nước, quẹt nhọ nồi hoặc các hình thức khác không phải bằng tiền và hiện vật với mục đích là vui chơi, giải trí.
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay đang xây dựng địa điểm kinh doanh Casino ở Phú Quốc cho phép người dân Việt Nam tham gia nhằm hợp pháp hóa đánh bạc. Theo đó, nếu muốn đánh bạc hợp pháp thì bạn có thể đến địa điểm này để không bị vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi tham gia đánh bạc ở đây phải đáp ứng các điều kiện nhất định mới được vào chơi như mức thu nhập, độ tuổi… Do đó, bạn cần cân nhắc để thực hiện đúng quy định pháp luật đặt ra.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề đánh bạc ăn tiền dịp tết có vi phạm pháp luật hay không?
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Nguồn: Tổng hợp
[1] Điều 26 NĐ 167/2013/ NĐ-CP
[2] Điều 4.2 NĐ 167/2013/NĐ-CP
[3] Điều 321,322 BLHS 2015, sửa đổi 2017