Kinh doanh đèn trời có hợp pháp?

Kinh doanh đèn trời có hợp pháp?

Kinh doanh đèn trời có hợp pháp?

Đèn trời là món đồ chơi ưa thích trong dân gian ngày xưa của ông cha ta sử dụng trong các dịp lễ hội, lễ tết với mong muốn gửi gắm ước nguyện của người dân lúc bấy giờ. Đèn trời được làm từ tre, giấy dó và sử dụng vải tẩm chất đốt để làm loãng không khí khiến đèn có thể bay được lên cao.

Bạn thấy đấy, đèn trời sử dụng chất đốt để đèn có thể bay được trên bầu trời nên cũng rất nguy hiểm khi sử dụng. Khi bay lên cao, đèn sẽ không còn giữ được thăng bằng do tác động của gió khiến cho lửa bén vào giấy bao quanh đèn làm đèn bị cháy. Đây là điều rất nguy hiểm khi chơi đèn trời nhất là đèn trời được làm không đúng quy chuẩn. Lúc ấy, lửa sẽ bén vào các vật xung quanh gây ra hỏa hoạn, cháy nổ. Chẳng hạn đèn trời bay lên cao đụng phải dây điện cao thế gây chập điện, cháy nổ. Hay khi sắp tàn, đèn trời rơi xuống nhà dân, các khu vực dễ gây cháy nổ như cây xăng, nhà máy, xí nghiệp dẫn đến các hỏa hoạn không ngờ gây thiệt hại lớn về người và của. Thực tế năm 2007, 15 chiếc đèn trời đã rơi xuống Tổng kho xăng dầu Thượng Lý ở Hải Phòng, do phát hiện kịp thời nên đã tránh được thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Năm 2008, 6.000 m2 rừng Kiến An bị cháy nguyên nhân xác định là do đèn trời rơi xuống…

Với mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, an toàn của con người, tài sản xung quanh. Hiện nay, việc kinh doanh đèn trời đang bị cấm ở nước ta. Cụ thể là toàn bộ các hoạt động có liên quan đến đèn trời đều bị nghiêm cấm từ các nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, đốt, thả đèn trời trong cả nước[1]. Cá nhân, tổ chức nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép đèn trời, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm như sau:

Hành vi vi phạmMức phạt (đồng)
Đốt, thả đèn trời[2]500.000 – 1.000.000
Tàng trữ, vận chuyển đèn trời[3]2.000.000 – 3.000.000
Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán đèn trời[4]3.000.000 – 5.000.000

 

Bảng trên là trường hợp vi phạm đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt cá nhân vi phạm[5].

Document

Kể từ thời điểm có quy định này được ban hành đã giảm thiểu được rất nhiều vụ cháy nổ, hỏa hoạn mà nguyên nhân do đèn trời gây ra. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số cá nhân, tổ chức vi phạm quy định vẫn tiếp tục kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng đèn trời mặc dù biết đây là sản phẩm bị Nhà nước cấm. Họ không công khai, bày bán chính thức tại cửa hàng nhưng nếu ai có nhu cầu thì người họ vẫn cung cấp được. Qua đây ta thấy được ngoài việc cấm các hành vi liên quan đến đèn trời thì ý thức của mỗi người dân trong vấn đề trên cũng là một nhân tố quyết định trong việc thực thi quy định cấm này.

 

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về kinh doanh đèn trời có hợp pháp?

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

LS hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Quyết định 95/2009/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ

[2] Điều 5.2 NĐ 167/2013

[3] Điều 5.3 NĐ 167/2013

[4] Điều 5.4 NĐ 167/2013

[5] Điều 4.2 NĐ 167/2013

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*