Xây sửa nhà chung vách có cần bên còn lại đồng ý?

Xây sửa nhà chung vách có cần bên còn lại đồng ý?

Xây sửa nhà chung vách có cần bên còn lại đồng ý?

Tình huống: Tôi và nhà hàng xóm có xây nhà chung một bức tường, nay phía hàng xóm ngỏ ý với tôi muốn xây sửa nhà họ vì thế phải đục bức tường đó. Nhưng hiện tại thì tôi không có nhu cầu sửa nhà với họ. Vậy lúc này chúng tôi cần giải quyết thế nào cho hợp lý?

Trả lời: Với mật độ dân số dày đặc tại các thành phố, việc hai nhà sử dụng một bức tường chung không còn là vấn đề xa lạ nữa. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, các bên có thể sẽ phát sinh tranh chấp liên quan đến bức tường chung này, khiến tình làng nghĩa xóm bị ảnh hưởng. Do đó, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc cách xử lý tình huống trên.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, đối với trường hợp của bạn và người hàng xóm của bạn, đây là vấn đề có liên quan đến quyền đối với bất động sản liền kề.

Đây được xem là quyền khác đối với tài sản, là quyền mà chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác[1]. Để dễ hiểu, Quyền với bất động sản liền kề thể hiện mối quan hệ giữa các chủ sở hữu với nhau, mà ở đây là bạn với người hàng xóm[2]. Thông qua quyền này, bên sở hữu bất động sản này sẽ được sử dụng một bất động sản thuộc sở hữu của bên kia (bức tường) để phục vụ cho việc khai thác bất động sản mà thuộc quyền sở hữu của họ và ngược lại.

Mà trong trường hợp này bạn và hàng xóm của bạn đều trực tiếp nắm giữ, mỗi bên đều chịu sự chi phối của bên còn lại.

Chính vì thế, vì mốc giới là tường nhà chung của cả hai nên hàng xóm bạn không được đục tường xây sửa hay đặt kết cấu xây dựng mà không được bên chủ sở hữu bất động sản liền kề là bạn đồng ý.[3]

Do đó, để tránh phát sinh các vấn đề khác trong tương lai, bạn và hàng xóm nên ngồi lại với nhau, cùng nhau đồng ý đưa ra một bản thoả thuận chung. Vì nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự luôn ưu tiên sự thoả thuận của các bên, miễn sao việc thoả thuận này là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.[4]

Document

Hai bên nên có thiện ý thoả thuận để giải quyết mọi việc êm xui. Nếu các bên không có thoả thuận với nhau, thì sự việc sẽ theo nguyên tắc sau:[5]

– Thứ nhất, bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

Nghĩa là cần có sự khai thác hợp lý của việc sử dụng căn nhà sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của nó và bức tường chung của cả hai bên.

Ví dụ: Như căn nhà có bức tường là để ở, che nắng, che mưa, nên bên kia không thể nào đục tường để xây sửa, làm khoảng trống khiến bên còn lại không được bức tường che chắn, gây ồn ào, ảnh hưởng cuộc sống.

– Thứ hai, không lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền

Có thể hiểu là hai bên đều có quyền lợi ngang nhau khi sử dụng bức tường chung, không ai hơn ai.

– Thứ ba, Không thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn. Tức là các bên nên tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khai thác công dụng của bất động sản là căn nhà của các bên, không gây khó khăn, trở ngại cho nhau.

Tuy nhiên, nếu bên kia vẫn giữ nguyên ý định muốn xây sửa nhà mà bạn không đồng ý cho đập bức tường thì bạn có thể đề xuất bên kia phải xây dựng bức tường mới trên phần đất của họ và giữ nguyên bức tường chung. Trong thực tế, các căn nhà có tường chung nhưng nhà nào có ý định xây dựng trước thì thường phải chịu thiệt xây tường riêng mới trên đất của họ.

Nếu hàng xóm vẫn cố tình đập bức tường chung bạn có thể báo chính quyền địa phương, cụ thể là quản lý đô thị cấp phường/xã hay quận/huyện hoặc thanh tra xây dựng để đình chỉ thi công, xử phạt bên vi phạm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xây sửa nhà chung vách có cần bên còn lại đồng ý?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

 

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 159.1 Bộ luật Dân sự 2015

[2] Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 176.3 Bộ luật Dân sự 2015

[4] Điều 3.2 Bộ luật Dân sự 2015

[5] Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*