Viết, ký tên, đánh dấu vào sổ đỏ

Viết, ký tên, đánh dấu vào sổ đỏ

Viết, ký tên, đánh dấu vào sổ đỏ

Nguồn: Thư viện pháp luật

Hiện nay đã xuất hiện tình trạng đánh tráo sổ đỏ giả nên mọi người khuyên nhau nên đánh dấu, ký tên vào sổ đỏ để dễ nhận biết sổ đỏ thật, giả. Vậy việc “Viết, ký tên, đánh dấu vào sổ đỏ” có làm mất giá trị pháp lý của sổ đỏ hay không, mời Quý bạn đọc tìm hiểu cùng Luật Nghiệp Thành nhé!

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sở hữu đất hợp pháp và các quyền khác của chủ sở hữu, có bìa màu đỏ ghi chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Theo quy định pháp luật[1], hành vi tẩy xóa, sửa chữa dẫn đến làm sai lệch thông tin, nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không gây ra hậu quả sẽ bị “phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng[2]. Đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa dẫn đến làm sai lệch thông tin, nội dung giấy tờ, chứng từ dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn,… bị sai lệch nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị “phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng” [3].

Qua căn cứ pháp lý trên, chỉ trong trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất thì mới bị phạt vi phạm hành chính. Vậy, việc viết, đánh dấu một số ký hiệu hay ký tên vào sổ đỏ nếu không làm thay đổi nội dung thì sẽ không bị xử phạt vi phạm.

Document

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định rằng việc viết, ký tên, đánh dấu vào sổ đỏ sẽ làm mất giá trị pháp lý của sổ đỏ. Nên việc viết, ký tên, đánh dấu vào bìa hoặc bên trong sổ đỏ để dễ nhận biết sổ đỏ thật, giả mà không làm thay đổi nội dung thì sẽ không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của sổ đỏ.

 

Trên đây là kiến thức pháp lý về “Viết, ký tên, đánh dấu vào sổ đỏ” mà Luật Nghiệp Thành gửi đến Quý bạn đọc.

Nếu Quý bạn đọc thấy thông tin này hữu ích thì hãy cùng chúng tôi lan tỏa tri thức này đến với cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn Quý bạn đọc đã quan tâm, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

 

Biên tập: Huỳnh Ngọc Phương Thảo

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1]  Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP

[2] Điều 35.1 Nghị định 91/2019/NĐ-CP

[3] Điều 35.2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*