Vợ hoặc chồng vay tiền cho mục đích cá nhân thì khi ly hôn có tính là nợ riêng?

Vợ hoặc chồng vay tiền cho mục đích cá nhân thì khi ly hôn có tính là nợ riêng?

Vợ hoặc chồng vay tiền cho mục đích cá nhân thì khi ly hôn có tính là nợ riêng?

Trong sinh hoạt hàng ngày của các gia đình, chi tiêu cho các vấn đề cơ bản như ăn mặc, giải trí, công việc, nhà cửa, học hành cho con cái, sở thích cá nhân, v.v…. là vô cùng cần thiết. Nhưng nếu chỉ vợ hoặc chồng vay tiền chỉ cho bản thân họ thì khi ly hôn có được tính nợ riêng hay cả hai phải cùng san sẻ nghĩa vụ nợ này.

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề trên.

Đầu tiên ta cần xác định thế nào là nhu cầu cá nhân và thế nào là nhu cầu cho gia đình? Điều này được thể hiện qua việc xác định nghĩa vụ riêng và nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, cụ thể:

Nghĩa vụ riêng[1] trong trường hợp này là nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.

Nghĩa vụ chung:[2]

+ Được phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thoả thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Hai vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.

+ Là nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

Cả hai nghĩa vụ riêng và chung về tài sản đều đề cập đến nhu cầu của gia đình. Cụ thể, đó là “nhu cầu thiết yếu”. Nhu cầu thiết yếu được định nghĩa là “nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.”[3]

Document

Từ đó, ta có thể phân chia các trường hợp khi một trong hai bên vợ hoặc chồng vay tiền của bên thứ ba như sau:

Thứ nhất, nếu sử dụng số tiền đó cho mục đích cá nhân

Nghĩa là việc một trong hai vay tiền chỉ nhằm chi trả cho các chi tiêu như về sở thích, nhu cầu của riêng bản thân mà không hề liên quan đến nhu cầu của gia đình.

Và việc bên còn lại biết nhưng không phản đối hay không biết sử dụng số tiền đó như thế nào thì đều được xem là nghĩa vụ tài sản riêng của bên vay tiền. Điều đó, không làm ảnh hưởng đến bên còn lại, khiến họ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ.

Ví dụ như: Người chồng vay tiền từ các App vay tiền online để đánh số đề. Có thể thấy, việc đánh số đề không hề liên quan đến nhu cầu thiết yếu của gia đình như đã nêu trên. Do đó, đây là khoản nợ riêng của người chồng.

*Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này, dù chi trả cho nhu cầu cá nhân nhưng nếu cả hai vợ chồng cùng thoả thuận xác lập việc vay tiền với bên thứ ba, có giấy tờ chứng minh rõ ràng thì lúc này không còn là nghĩa vụ riêng của một bên mà cả hai vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm.[4]

Ví dụ như: Người chồng có vay tiền để đầu tư chứng khoán, người vợ thì không hề phản đối nhưng không hề tham gia đầu tư, do đây là sở thích riêng của chồng. Tuy nhiên, do là khoản vay lớn, nên bên cho vay yêu cầu cả hai ký hợp đồng vay. Lúc này, cả hai vợ chồng đều thoả thuận xác lập việc vay tiền. Nên được xem là nợ chung của hai vợ chồng.

Thứ hai, nếu sử dụng số tiền đó cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Dù bên còn lại biết hoặc không biết việc vay tiền nhưng số tiền đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu gia đình thì sẽ được xem là nghĩa vụ chung, nếu có chứng minh được mục đích sử dụng số tiền đó là cho nhu cầu thiết yếu. Lúc này, cả hai vợ chồng sẽ cùng chịu trách nhiệm liên đới dù cho một trong hai bên thực hiện giao dịch với bên cho vay.[5]

Ví dụ: Người vợ có vay tiền từ bạn thân để có tiền khám chữa bệnh cho mình. Người chồng không hề biết do người vợ giấu việc có bệnh. Nhưng đây là nhu cầu thiết yếu của người vợ do chi tiêu cho việc khám bệnh nên được xem là nghĩa vụ chung.

Nhưng nếu không chứng minh được mục đích sử dụng thì đương nhiên đó là nghĩa vụ riêng về tài sản của bên vay tiền.

Vì vậy, khi cả hai ly hôn tại Toà án, nếu có tranh chấp nghĩa vụ riêng hay chung về tài sản liên quan đến nhu cầu vay thì để có thể xác định chính xác, các bên cần có chứng cứ chứng minh rõ ràng số tiền mình vay là sử dụng cho mục đích chi tiêu nào, đã sử dụng khoản vay như thế nào, trong hoàn cảnh ra sao. Chẳng hạn như có biên lai, hoá đơn thanh toán (giấy lẫn điện tử), giấy tờ vay nợ, hợp đồng vay,…. Từ đó, Toà án sẽ xác định là nợ riêng hay chung của mỗi cặp vợ chồng.

Trên đây là nội dung tư vấn “Vợ hoặc chồng vay tiền cho mục đích cá nhân thì khi ly hôn có tính là nợ riêng

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

 

 

[1] Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[3] Điều 3.20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[4] Điều 37.1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[5] Điều 27.1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*