Vì sao phải đăng ký khai tử?

Vì sao phải đăng ký khai tử?

Vì sao phải đăng ký khai tử?

Quyền được sống, được công nhận là một thành viên của xã hội là quyền bất khả xâm phạm của một con người. Đặc biệt, mỗi người sẽ được bảo hộ bởi pháp luật quốc gia thông qua thủ tục đăng ký khai sinh. Mặt khác, sự thừa nhận về quyền và lợi ích hợp pháp của một người còn thông qua thủ tục đăng ký khai tử. Theo đó, một người được khai tử sẽ phát sinh các quyền của bản thân trong khung pháp lý như di chúc có hiệu lực, chấm dứt các nghĩa vụ về tài sản của bản thân,… Để làm rõ hơn về các lý do cần đăng ký khai tử, cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu bạn nhé!

Có một số nguyên nhân để một cá nhân hoặc người thân trong gia đình của người chết không đăng ký thủ tục khai tử. Thông thường việc không khai báo, đăng ký chứng tử cho người chết vì lý do trục lợi, kiếm lợi từ người chết, cụ thể:

Thứ nhất, người giám hộ không khai báo tình hình người được giám hộ chết để lấy tài sản, sở hữu tài sản của người giám hộ. Theo quy định pháp luật, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh toán tài sản của người được giám hộ cho con cái, người thừa kế của họ.[1] Việc giám hộ chấm dứt khi và chỉ khi người giám hộ hoàn thành thủ tục đăng ký khai tử, do đó, trong trường hợp này, người giám hộ sẽ cố tình ngăn cản việc thông báo, đăng ký khai tử người được giám hộ.

Thứ hai, duy trì tình trạng còn sống để thực hiện công việc đại diện theo ủy quyền. Theo đó, khi một cá nhân đang thực hiện công việc được ủy quyền thì người ủy quyền chết, công việc đang thực hiện sẽ chấm dứt.[2] Trong nhiều trường hợp, công việc cần được thực hiện có vai trò hoặc đóng góp một lợi ích lớn lao đối với những cá nhân khác, họ sẽ lựa chọn việc không đăng ký khai tử để duy trì tình trạng pháp lý của người chết, để có thể tiếp tục hưởng lợi từ việc “còn sống” của người chết.

Thứ ba, không đăng ký khai tử cho người chết để không mở thừa kế. Thừa kế có hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Vì một vài lý do trong gia đình, người thân hoặc người thân thiết của người chết không đồng ý với việc để lại di chúc của người chết, hoặc không muốn chia lợi ích cho các cá nhân khác theo di chúc thì người những người này không đăng ký khai tử cho người chết để không thể thực hiện được thủ tục mở thừa kế.[3]

Như vậy, có một số lý do để một cá nhân, người thân không khai báo, đăng ký thủ tục khai tử cho người chết. Và hiện nay, hành vi cố tình không đăng ký khai tử cho người chết để trục lời bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.[4]

Ngoài ra, tồn tại nhiều hành vi cố tình khai thông tin giả, cung cấp thông tin sai sự thật để đăng ký khai tử cho người đang còn sống nhằm tiến hành các thủ tục mở thừa kế, chiếm đoạt tài sản, trục lợi bảo hiểm, … Các hành vi này có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.[5]

Document

Bạn đọc tham khảo Bên cho thuê nhà chết, hợp đồng thuê có chấm dứt?

Bạn đọc tham khảo Trục lợi bảo hiểm y tế

Bạn đọc tham khảo Thủ tục đăng ký khai tử

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Vì sao phải đăng ký khai tử?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 63.2 Bộ luật dân sự 2015

[2] Điều 578.4 Bộ luật dân sự 2015

[3] Điều 611.1 Bộ luật dân sự 2015

[4] Điều 41.3.(b) Nghị định 82/2020/NĐ-CP

[5] Điều 41.3 Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*