Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y

Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y

Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y


Thực tế, Nghị định 04/2020 đã có những sửa đổi, bổ sung với hành vi vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y. Do vậy, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp các bạn nắm bắt thực trạng hiện nay và hiểu rõ hơn về các quy định này.Trong lĩnh vực chăn nuôi, thuốc thú y là loại thuốc không thể thiếu trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, thị trường thuốc thú y đang ngày một bát nháo và khó kiểm soát. Thuốc thú y từ các cơ sở sản xuất tung ra rất đa dạng về mẫu mã và được quảng cáo là có vô số công hiệu. Nhưng trong số đó, nào là thuốc giả về hàm lượng hoạt chất; thuốc giả về bao bì, tem sản xuất; thậm chí là thuốc thú y cấm sử dụng vẫn được sản xuất ra hàng ngày,..v..v. Chính vì mặt hàng thuốc thú y rất quan trọng đối với các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi nên lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua. Các cơ sở này vẫn thực hiện trót lọt hành vi của mình. Thực tế, nếu sử dụng thuốc thú y không đảm bảo chất lượng thường xuyên với vật nuôi, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng và còn làm giảm năng suất, gây thiệt hại về tài sản đối với người chăn nuôi. Vậy có những quy định hay mức xử phạt đối với các vi phạm đó không?

  1. Thực trạng

Để thuận lợi qua mặt cơ quan chức năng và thản nhiên thực hiện hành vi tội phạm. Hiện nay, có rất nhiều hình thức hoạt động liên quan đến sản xuất thuốc thú y mà các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng như:

– Ký hợp đồng gia công với cơ sở sản xuất thuốc thú y nhưng thực chất chỉ ký trên danh nghĩa. Doanh nghiệp đó vẫn thực hiện việc sản xuất, đóng gói, bán ra thị trường dù không có chức năng sản xuất thuốc thú y.[1]

– Sản xuất thuốc thú y giả thương hiệu công ty uy tín. Cụ thể đó là thương hiệu của công ty liên doanh Bio-Pharmachemie. Nhóm đối tượng này đã đặt hàng hơn 1.000 chai thuốc thú y giả của một cơ sở ở huyện Long Thành để thực hiện hành vi vi phạm. Và nơi buôn bán của các đối tượng này cũng là nơi sản xuất thuốc; từ chế biến thuốc kháng sinh, trị tiêu chảy cho đến viêm phổi,…..Do vậy, những loại thuốc này được sản xuất ra thị trường với nhãn mác “BIO”và được mọi người tin dùng.[2]

– Thuốc thú y thủy sản cũng là loại thuốc rất hay bị làm giả, vì những loại thuốc này ở dạng bột và khó nhận biết bằng mắt thường. Chỉ khi sử dụng như hoà tan vào trong nước, hay cho tôm, cá ăn một thời gian thì có lẽ mới nhận ra là hàng giả. Như sự việc tại Cà Mau, một hộ chăn nuôi tôm bị lừa mua thuốc thú y có nguồn gốc Ấn Độ, nhưng sử dụng rồi mới biết là đá xây xay nhuyễn.[3]

– Sản xuất các loại thuốc mà chỉ có các nhà máy thú y đạt tiêu chuẩn với công nghệ thiết bị hiện đại mới được phép sản xuất trong khi nơi sản xuất lẫn máy móc đều không đảm bảo.

– Sản xuất thuốc thú y có đầy đủ về thành phần, nơi sản xuất, hạn sử dụng, số điện thoại, địa chỉ. Nhưng thực chất là công ty “ma” khi cơ quan chức năng phát hiện ra sai phạm thì lại không thể liên hệ được nơi sản xuất.

– Đang xin giấy phép lưu hành với loại thuốc đó nhưng vẫn sản xuất và thực hiện phân phối ở khắp các tỉnh thành.

Trên thực tế, bằng mắt thường khó có thể phân biệt thuốc thú y nào là “xịn” hay “dỏm”. Người mua chỉ biết tìm mua mặt hàng nào có vẻ uy tín hay nghe lời quảng cáo hấp dẫn hoặc tin lời đại lý bán thuốc thú y. Vậy nếu người dân mua phải thuốc của các công ty có thủ đoạn như trên? Hậu quả đầu tiên phải nhắc đến là ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi, bệnh không khỏi mà có thể khiến bệnh này “sinh” ra bệnh kia. Cộng với việc lạm dụng chất kháng sinh trong thuốc quá nhiều, nếu là thuốc không rõ nguồn gốc thì không chỉ làm vật nuôi bị “nhờn” thuốc mà bệnh tình có thể trầm trọng hơn. Còn phải mất khoản tiền lớn để mua thuốc và chi trả cho bác sĩ thú y chữa trị. Vậy nên, vật nuôi không đảm bảo sức khỏe thì chất lượng sản phẩm cũng giảm xuống. Điều đó sẽ dẫn đến năng suất giảm, gây thiệt hại về kinh tế cho người nông dân. Tóm lại là “Tiền mất tật mang”.

  1. Quy định pháp luật liên quan

 Xử phạt hành chính

– Đối với các vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y thì sẽ có mức phạt tiền tối thiểu là 6.000.000 đồng[4] và tối đa là 60.000.000 đồng[5].

Nên chú ý trong quá trình sản xuất thuốc nếu:

Không kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thuốc thú y hoặc không lưu mẫu thuốc thú y thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.[6]

– Ngoài ra, còn có sự phân chia mức phạt tiền theo giá trị sản phẩm đối với các hành vi vi phạm:

Thứ nhất, phạt tiền từ 70% – 80% giá trị của lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng, cụ thể là các hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y. Mà liên quan đến tiêu chuẩn, hàm lượng, khối lượng hay thể tích như:[7]

+ Không đạt một trong các tiêu chuẩn: cảm quan, lý hóa, độ nhiễm khuẩn, vô khuẩn theo hồ sơ đã đăng ký và đã được phê duyệt.

+ Có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn cho phép là ±10% so với hàm lượng ghi trên nhãn.

Hoặc đối với sản phẩm thú y có chứa men vi sinh mà hàm lượng men vi sinh thấp hơn 90% so với hàm lượng ghi trên nhãn.

+ Có khối lượng, thể tích thực ngoài mức cho phép đã ghi trên nhãn và đã đăng ký và đã được phê duyệt.

Thứ hai, phạt tiền từ 80% – 90% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y:[8]

+ Có hoạt chất không đúng theo hồ sơ đăng ký lưu hành

+ Không có hoạt chất hoặc thiếu hoạt chất chính ghi trên nhãn

+ Bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu, lắng cặn, phân lớp, biến dạng

+ Và cũng có quy định riêng về vắc xin thú y đó là phải bảo đảm một trong ba tiêu chuẩn vô trùng hoặc thuần khiết, an toàn, hiệu lực. Nếu không đáp ứng một trong ba tiêu chuẩn đã nêu thì sẽ phải áp dụng mức phạt tiền như những hành vi trên.

– Các hành vi sản xuất, san chia, gia công thuốc thú y mà không thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi  thành phần, công thức, dạng bào chế, đường dùng, liều dùng, chỉ định điều trị của thuốc thú y; thay đổi phương pháp, quy trình sản xuất thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 – 10.000.000 đồng.[9]

Document

– Hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y bằng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ có mức phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng.[10]

– Phạt tiền từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng khi:[11]

+ Sản xuất mỗi loại thuốc thú y trên dây chuyền GMP chưa được cấp phép. GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc) là những nguyên tắc, quy định, hướng dẫn về Điều kiện sản xuất thuốc nhằm bảo đảm sản phẩm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng. Lợi ích mà GMP mang lại là tạo phương thức quản lý chất lượng một cách khoa học, hệ thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất và kinh doanh.

+ Sử dụng mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y sai mục đích.

– Sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép:[12]

+ Phạt từ tối đa 25.000.000 đồng đối với hành vi như trên có trị giá dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng.

+  Phạt tiền từ tối đa 30.000.000 đồng đối với hành vi như trên có trị giá có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên.

– Sản xuất mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam:[13]

+ Phạt tiền tối đa 50.000.000 đồng đối với hành vi trên mà thuốc thú y có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền tối đa 60.000.000 đồng đối với hành vi trên có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.

– Các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y[14] và biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi, tái chế, tiêu hủy và nộp lại số lợi bất hợp pháp[15].

Xử phạt hình sự

Đó là Tội sản xuất hàng giả là thuốc thú y[16]

Với cá nhân sẽ có mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng[17] và phạt tù tối đa là 20 năm tù[18]. Mức phạt sẽ tương ứng theo số lượng tương đương của hàng giả với hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá. Hoặc dựa vào mức độ gây thiệt hại về tài sản hoặc số tiền từ thu lợi bất chính. Còn dựa vào các một trong các hành vi như sau:[19]

+ Có tổ chức

+ Có tính chất chuyên nghiệp

+ Tái phạm nguy hiểm

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

+ Buôn bán qua biên giới

Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề. Hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Với tổ chức cũng tương tự như cá nhân , mức phạt sẽ tương ứng theo số lượng tương đương của hàng giả với hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá. Hoặc dựa vào mức độ gây thiệt hại về tài sản hoặc số tiền từ thu lợi bất chính. Hoặc một trong các hành vi như sau:

+ Có tổ chức

+ Có tính chất chuyên nghiệp

+ Tái phạm nguy hiểm

+ Buôn bán qua biên giới

Sẽ bị phạt tiền tối thiểu là 1.000.000.000 đồng[20] và tối đa là 15.000.000 tỷ đồng[21].

Bị đình chỉ hoạt động có thời hạn[22] hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn[23]

Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.[24]

Tội sản xuất hàng cấm.[25]

Với các loại thuốc thú y mà chưa được cấp phép lưu hành, chưa được phép sử dụng hoặc bị cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng.

Đối với cá nhân, thì có mức phạt tiền tối đa là 3.000.000 đồng và phạt tù tối đa là 15 năm tù.[26]

Còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.[27]

Đối với tổ chức thì mức phạt tiền tối đa là 9.000.000 đồng; bị đình chỉ hoạt động hoặc vĩnh viễn.[28]

Còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 – 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.[29]

Trên đây là bài tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Thông tin từ Báo Tiền phong

[2] Thông tin từ Báo Nông nghiệp

[3] Thông tin từ Báo Thanh niên

[4] Điều 33.1 NĐ 90/2017

[5] Điều 2.9 NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 33.8 NĐ 90/2017”

[6] Điều 33.1.a, b NĐ 90/2017

[7] Điều 33.2 NĐ 90/2017

[8] Điều 33.3 NĐ 90/2017

[9] Điều 33.4 NĐ 90/2017

[10] Điều 33.5 NĐ 90/2017

[11] Điều 33.6 NĐ 90/2017

[12] Điều 2.9.a NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 33.7 NĐ 90/2017”

[13] Điều 2.9.b NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 33.8 NĐ 90/2017”

[14] Điều 33.9 NĐ 90/2017

[15] Điều 2.9.c NĐ 04/2020 sửa đổi, bổ sung “Điều 33.10 NĐ 90/2017”

[16] Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[17] Điều 195.1 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[18] Điều 195.4 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[19] Điều 195.1,2,3,4 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[20] Điều 195.6.a Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[21] Điều 195.6.d Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[22] Điều 195.6.d Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[23] Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[24] Điều 195.6.e Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[25] Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[26] Điều 190.1, 2, 3 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[27] Điều 190.4 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[28] Điều 190.5.a, b, c, d Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[29] Điều 190.5.đ Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

 

 

 

Document
Categories: Nông Nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*