Tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
  1. Thế nào là mất năng lực hành vi dân sự?

Nói một cách dễ hiểu bạn có thể hình dung người “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” có nghĩa là cá nhân có thể tự mình tham  gia các giao dịch dân sự ký kết các hợp đồng. Mất năng lực hành vi dân sự có nghĩa là một cá nhân không thể tự mình ký kết bất kỳ hợp đồng nào nữa.

Mất năng lực hành vi dân sự

Mất năng lực hành vi dân sự

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý là việc xác định một người có bị mất năng lực hành vi dân sự hay không sẽ không phải do bạn hay người thân của người đó quyết định mà phải được Tòa án xem xét tuyên bố. Cụ thể, Tòa án sẽ yêu cầu các cơ quan có chức năng giám định kiểm tra xem người này có thực sự không còn nhận thức được hành vi dân sự của mình hay không.

Tòa án chỉ xem xét và tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hay không khi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên như vậy. Tòa án sẽ không tự xem xét và tuyên một người là bị mất năng lực hành vi dân sự.

Thường thì lý do phổ biến nhất để tuyên một người bị mất năng lực hành vi dân sự là để người thân hoặc người có liên quan của họ có thể xử lý tài sản hoặc giải quyết các quyền lợi cho người này khi họ không còn nhận thức được việc gì[1].

  1. Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự

Hồ sơ bạn cần chuẩn bị để tiến hành yêu cầu Tòa án tuyên một người mất năng lực hành vi dân sự sẽ theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự:

  • Thành phần hồ sơ:
    • Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự: Bạn có thể đánh máy hoặc viết bằng tay[2];
    • Bản sao chứng thực các giấy tờ tùy thân của người nộp đơn và người được yêu cầu tuyên mất năng lực hành vi dân sự;
    • Các chứng cứ để chứng minh cho Tòa án thấy được yêu cầu tuyên một người mất năng lực hành vi dân sự là chính đáng và phù hợp.
  • Nộp hồ sơ:

Theo quy định, bạn sẽ phải nộp hồ sơ ở Tòa án cấp huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc.

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được thông báo đã nhận hồ sơ của Tòa án. Sau khi xem xét , nếu đơn yêu cầu hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo cho bạn biết để nộp lệ phí tòa án. Sau khi nộp lệ phí Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu, chính thức xem xét giải quyết yêu cầu của bạn.

  1. Quy trình giải quyết của Tòa án

Thời hạn để Tòa án nghiên cứu yêu cầu của bạn là 01 tháng kể từ ngày thụ lý hồ sơ. Tùy vào sự phức tạp của hồ sơ thì Tòa án có thể gia hạn  kéo dài thêm 01 tháng.

Bạn có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (Điều 377 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Tòa án chỉ thực hiện giám định pháp y tâm thần khi có yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Để giải quyết yêu cầu của bạn Tòa án sẽ tổ chức phiên họp giải quyết vụ việc và gửi cho bạn quyết định mở phiên họp. Tòa án sẽ phải mở phiên họp trong vòng 15 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

Sau khi lắng nghe các ý kiến của các bên và xem xét các tài liệu chứng cứ, Thẩm phán giải quyết vụ việc sẽ quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu của bạn Thẩm phán sẽ tuyên đọc Quyết định của Tòa ngay tại phiên Tòa ngay tại phiên họp để bạn có thể  biết được Quyết định của Tòa[3].

Tòa án sẽ ban hành Quyết định giải quyết đơn yêu cầu của bạn và gửi Quyết định này cho bạn trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Trường hợp người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đã hồi phục được sức khỏe, tinh thần và không còn ở trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự nữa thì chính người này hoặc người thân, người giám hộ nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy Quyết định tuyên một người mất năng lực hành vi dân sự[4].

Trên đây là cách thức để yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp.

[1]Điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[2]Mẫu 92-DS Nghị quyết 01/2017 HĐTP

[3]Điều 378 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[4]Điều 379 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Document
Categories: Cá Nhân

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*