Từ năm 2023, những trường hợp không đi làm Căn cước công dân sẽ bị phạt
Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân chứa đựng những thông tin cần thiết và chứng minh công dân đó là ai trong các giao dịch dân sự, các thủ tục hành chính khác. Nếu căn cước công dân bị hư hại, mờ đi những thông tin cần thiết thì nó sẽ trở nên vô hiệu trước pháp luật. Vì thế, công dân cần thay đổi căn cước công dân trong các trường hợp nhất định, nếu không sẽ bị phạt. Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.
*Nếu công dân đang sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chip hoặc không gắn chip mà gặp những trường hợp sau thì phải xin cấp đổi hoặc cấp lại Căn cước công dân gắn chip mới:[1]
*Nếu Chứng minh nhân dân thuộc các trường hợp sau thì công dân phải tiến hành đổi từ CMND sang Căn cước công dân gắn chíp[2]:
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được hoặc bị mất;
– Thay đổi họ, tên, đặc điểm nhận dạng, giới tính;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Hết thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, nếu căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của người dân đang thuộc một trong các trường hợp trên thì người dân cần đến cơ quan Công an nơi công dân thường trú, tạm trú để xin cấp lại hoặc đổi mới căn cước công dân gắn chip[3]. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 đến 500 nghìn đồng.[4]
* Trường hợp căn cước công dân và chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng mà không thuộc trường hợp bắt buộc phải đổi hoặc cấp lại thì người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà không bị phạt. Công dân trong trường hợp này chỉ xin cấp đổi hoặc cấp lại căn cước công dân gắn chip khi tự mình yêu cầu cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, quy định thay đổi căn cước công dân gắn chip được Bộ Công an khuyến khích người dân thực hiện, đặc biệt là khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị “khai tử”. Nhằm thuận lợi trong quá trình kết nối giữa các bộ, ngành có liên quan với Bộ Công an; không những vậy, việc sử dụng căn cước công dân gắn chip dễ dàng thực hiện các giao dịch dân sự, dịch vụ trực tuyến công.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Từ năm 2023, những trường hợp không đi làm Căn cước công dân sẽ bị phạt”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Quách Gia Hy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014
[2] Điều 05 Nghị định 05/1999/NĐ-CP
[3] Điều 10.1 Thông tư 59/2021/TT-BCA
[4] Điều 10.1 Nghị định 144/2021/NĐ-CP