Trường hợp nào tự ý hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất phải bồi thường?

Trường hợp nào tự ý hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất phải bồi thường?

Trường hợp nào tự ý hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất phải bồi thường?

Khi mua bán nhà đất các bên thường sử dụng hợp đồng đặt cọc để đảm bảo thực hiện giao dịch mua bán. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp một trong các bên tự ý hủy hợp đồng đặt cọc, điều này có thể gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bên còn lại. Vậy, trường hợp nào tự ý hủy hợp đồng đặt cọc phải bồi thường? Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết sau đây.

1.Đặt cọc được hiểu thế nào?

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên[1].

Theo quy định pháp luật, có thể hiểu đặt cọc là thỏa thuận của hai bên, trong đó bên đặt cọc giao tiền/kim khí quý/đá quý… cho bên nhận cọc trong một thời gian nhất định để đảm bảo việc hai bên sẽ thực hiện hoặc giao kết hợp đồng[2].

2.Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc có phải bồi thường?

Nếu hai bên đã thực hiện hợp đồng đặt cọc để mua đất mà bên đặt cọc không muốn mua nữa thì bên đặt cọc sẽ mất số tiền đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác[3].

Document

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 phải bồi thường thiệt hại khi tự ý hủy hợp đồng đặt cọc thì cần xem xét đến các trường hợp sau[4]:

– Có thiệt hại xảy ra: Nếu có thiệt hại xảy ra do việc bên đặt cọc hủy hợp đồng thì bên đặt cọc phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận đặt cọc cũng như phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh và số tiền đã đặt cọc nếu hai bên không có thỏa thuận khác.

– Không có thiệt hại xảy ra: Nếu không có thiệt hại xảy ra khi bên đặt cọc hủy hợp đồng thì bên đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận cọc mà chỉ phải mất số tiền đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Khi hai bên có thỏa thuận: Thực hiện theo thỏa thuận của hai bên:

+ Nếu có yêu cầu bồi thường: Bên đặt cọc bị mất số tiền đặt cọc trừ trường hợp có quy định khác và phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.

+ Nếu không có yêu cầu bồi thường: Bên đặt cọc chỉ bị mất số tiền đặt cọc trừ trường hợp có quy định khác.

Bạn đọc tham khảo: Bán, cho thuê nhà đất thế chấp tại ngân hàng

Bạn đọc tham khảo: Những điều cần lưu ý trước khi đặt cọc phòng trọ

Trên đây là toàn bộ bài viết về “Trường hợp nào tự ý hủy hợp đồng đặt cọc phải bồi thường?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 292.3 Bộ luật Dân sự 2015

[2] Điều 328.1 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 328.2 Bộ luật Dân sự 2015

[4] Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015

Document
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*