Trợ cấp tai nạn lao động tự nguyện

Trợ cấp tai nạn lao động tự nguyện

Trợ cấp tai nạn lao động tự nguyện

Đứng trước nỗi lo tai nạn lao động xảy ra sẽ tốn kém chi phí và mất khả năng lao động trong một thời gian, trợ cấp tai nạn lao động tự nguyện trở thành một giải pháp quan trọng, thể hiện cam kết của người sử dụng lao động trong việc bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động.

1. Hồ sơ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Trước khi người lao động được hưởng các trợ cấp từ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, thì họ phải trước tiên hoàn thành các hồ sơ liên quan đến việc tham gia bảo hiểm này.

Đăng ký tham gia lần đầu[1]Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động phải ghi rõ nghề, công việc, thời gian và nơi làm việc để tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Nếu có thay đổi về các thông tin này, cần nộp tờ khai điều chỉnh, sổ bảo hiểm xã hội và bản sao giấy tờ hợp lệ và tài liệu liên quan.
Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất[2]Đơn đề nghị cấp lại sổ và sổ bảo hiểm xã hội (nếu bị hỏng)

2. Trợ cấp tai nạn lao động

Trợ cấp tai nạn lao động chỉ được cấp cho từng vụ tai nạn, không cộng dồn với các vụ trước.

 

 

 

 

 

 

Document

 

I. Trợ cấp một lần cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% (dựa trên mức lương tối thiểu vùng IV)[3]
1.Hưởng theo mức suy giảm khả năng lao động2. Hưởng thêm theo số năm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Suy giảm 5% khả năng lao động: hưởng 3 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng IV. Mỗi % suy giảm thêm: được hưởng thêm 0,3 lần– Đóng dưới 01 năm: hưởng 0,5 lần mức lương tối thiểu vùng IV.

Mỗi năm đóng thêm: hưởng thêm 0,3 lần.

*Thời gian tính trợ cấp

3. Công thức mức trợ cấp 1 lần: Mức tính theo mức suy giảm + Mức hưởng thêm

{3 + (m – 5%) x 0,3} x Lmin + {0,5 + (t – 1) x 0,3} x Lmin  

  • Lmin là tháng lương tối thiểu vùng IV tại thời điểm hưởng trợ cấp.
  • m là mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động
  • t là  tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Lưu ý:

– Đối với thời điểm hưởng trợ cấp nếu không điều trị nội trú:

– Nếu không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn) thì thời điểm hưởng sẽ tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

II. Trợ cấp một lần cho thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động[4]
– Chết khi đang làm việc do tai nạn lao động

– Chết trong thời gian điều trị bệnh tật do tai nạn lao động

– Chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Mức trợ cấp: 31,5 lần mức lương tối thiểu vùng IV

Lưu ý: Thời điểm hưởng trợ cấp được tính tại tháng người lao động bị chết

III. Trường hợp mức suy giảm khả năng lao động tăng so với mức suy giảm đã được hưởng trợ cấp sau khi giám định lại[5]

Người lao động sẽ nhận thêm trợ cấp bổ sung để đảm bảo đủ mức trợ cấp tương ứng với tỷ lệ tăng thêm. Mức trợ cấp một lần bổ sung= (m1 – m) x 0,3 x Lmin

– m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động sau khi giám định lại

Lưu ý: Thời điểm hưởng trợ cấp được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa

Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Tham khảo bài có liên quan “Ai được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?” “Mức đóng bảo hiểm TNLĐ tự nguyện”

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trợ cấp tai nạn lao động tự nguyện”

Nếu các bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan toả tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Đỗ Thị Hồng Giao

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 14.1 Nghị định 143/2024/NĐ-CP

[2] Điều 14.2 Nghị định 143/2024/NĐ-CP

[3] Điều 7.1 Nghị định 143/2024/NĐ-CP

[4] Điều 7.2 Nghị định 143/2024/NĐ-CP

[5]Điều 7.4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*