Trẻ em có được sở hữu tài sản hay không?

Trẻ em có được sở hữu tài sản hay không?

Tài sản của mỗi người thuộc quyền sở hữu định đoạt của người đó. Về hình thức, có hai loại tài sản là tài sản riêng và tài sản chung. Tài sản chung thường được hình thành khi vợ chồng chung sống với nhau hoặc sống cùng trong một hộ gia đình. Tài sản riêng được hình thành khi được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của người đó, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của người đó và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng cũng được xem là tài sản riêng. Câu hỏi đặt ra ở đây là trẻ em có được sở hữu tài sản hay không? Người chưa thành niên thì sao?

Theo quy định, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền sở hữu bất kỳ tài sản nào. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi mà cá nhân có thể bị hạn chế quyền sở hữu tài sản, cụ thể:

Nếu như con cái sống chung với cha mẹ cũng có quyền có tài sản riêng do được nhận thừa kế riêng, nhận tặng cho riêng,…hoặc do chính mình lao động làm ra[1]thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người con. Nhưng do trong một số trường hợp vì con còn quá nhỏ chưa đủ nhận thức để thực hiện quyền sở hữu này thì có thể do cha mẹ hoặc người giám hộ thay người đó thực hiện. Theo đó, pháp luật phân chia độ tuổi sở hữu tài sản của một cá nhân như sau:

Độ tuổiKhả năng thực hiện
Từ đủ 18 tuổi trở lên (không bị mất năng lực hành vi dân sự)Xác lập, sở hữu bất kỳ tài sản hợp pháp nào
Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổiXác lập, quản lý, sở hữu bất kỳ tài sản hợp pháp nào. Nhưng đối với BĐS, động sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ bằng văn bản
Dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sựTài sản do cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý. Khi đã đủ 15 tuổi, cha mẹ, người giám hộ phải giao lại tài sản cho con.

Như vậy, người dưới 18 tuổi vẫn được quyền sở hữu tài sản do được nhận tặng cho, thừa kế, do tự mình lao động làm ra. Tuy nhiên đối với một số tài sản thì phải do cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý nếu còn qua nhỏ (dưới 6 tuổi) hoặc phải có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ (từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi).

Đối với các loại tài sản có giá trị như nhà, đất thì cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền đứng tên trên các loại tài sản này và ngược lại nếu dưới 15 tuổi thì cha mẹ hoặc người giám hộ có thể đứng tên thay con và phải bàn giao lại tài sản khi con đã đủ 15 tuổi.

Document

Đối với tài sản là xe gắn máy, cá nhân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quyền đứng tên xe với dung tích xe máy dưới 50cc còn xe máy dung tích từ 50cc trở lên thì cá nhân đủ 18 tuổi mới được quyền đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký xe.

Ngoài ra, trong trường hợp con cái có quyền sở hữu số tiền lớn thì cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền quản lý tài sản giúp con. Nếu có nhu cầu, cha mẹ hoặc người giám hộ có thể mở tài khoản ngân hàng hoặc cá nhân từ 15 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể mở tài khoản ngân hàng để quản lý tài sản này[2].

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn  đề trẻ em có được sở hữu tài sản hay không.

Xem thêm bài viết tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp.

[1] Điều 75, 76, 77  Luật HNGĐ 2014

[2] Điều 11 TT32/2016/TT-NHNN

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*