Trẻ em khi sinh ra tại Việt Nam có được quyền mang hai quốc tịch?

Trẻ em khi sinh ra tại Việt Nam có được quyền mang hai quốc tịch?

Quốc tịch là công cụ thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với Nhà nước. Song với đó, quốc tịch còn  làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước.

Những năm về trước,  theo nguyên tắc, nhà nước Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Nhưng kể từ ngày 1/7/2009, Việt Nam đã công nhận một công dân sẽ được quyền mang đa quốc tịch. Sự thay đổi về quy định nêu trên đã nhận được rất đông sự quan tâm từ các việt kiều, kiều bào trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, việc đa quốc tịch sẽ không áp dụng đối với toàn bộ công dân mà chỉ qui định đối với từng trường hợp cụ thể như trường hợp “ Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là người Việt Nam”.

  1. Điền kiện đối với trẻ muốn mang hai quốc tịch:

Khi trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người còn lại là công dân nước ngoài thì theo quy định[1] thì đứa trẻ ấy được quyền mang hai quốc tịch, nếu có sự thỏa thuận của cha và mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh bằng văn bản. Trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam, khi được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy.nếu đứa trẻ được sinh tại Việt Nam thì nó sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Sau đó, nếu muốn con mình mang thêm quốc tịch của một nước khác nữa thì cha mẹ của đứa trẻ ấy phải xem pháp luật của quốc gia nước ngoài mà họ muốn nhập tịch cho con mình có chấp nhận việc một cá nhân mang hai quốc tịch hay không. Nếu như pháp luật quốc gia ấy cho phép cá nhân mang hai quốc tịch thì cha mẹ của trẻ hãy làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài  theo pháp luật của quốc gia đó cho cháu.

Document
  1. Thủ tục đăng ký 02 quốc tịch cho trẻ:

Bước 1: Trước tiên, khi trẻ mới sinh ra tại Việt Nam, cha hoặc mẹ cháu hãy làm thủ tục khai sinh cho cháu mang quốc tịch Việt Nam. (Luật Nghiệp Thành đã có bài viết chi tiết về thủ tục này, có bạn có thể tham khảo thêm: ……………)

Bước 2: Sau đó, cha mẹ phải tìm hiểu về quốc gia nước ngoài mà cha mẹ muốn nhập tịch cho cháu có cho phép một cá nhân mang 02 quốc tịch hay không. Nếu không thì đứa trẻ sẽ không được mang quốc tịch thứ hai tại nước sở tại đó.

Ví dụ:

  • Các quốc gia cho phép công dân có đa quốc tịch như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Úc, Canda, Ý,…
  • Các quốc gia không cho phép đa quốc tịch như: Singapore, Nhật, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Tất cả ai muốn xin nhập quốc tịch các nước trên đều phải giấy xác nhận đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.

Bước 3: Nếu như pháp luật quốc gia nước ngoài cho phép một cá nhân mang 02 quốc tịch thì cha mẹ của trẻ hãy làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài theo pháp luật của quốc gia đó cho cháu.

Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày nhận được thông báo có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ trẻ phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp địa phương nơi vợ chồng bạn cư trú biết việc con bạn có quốc tịch nước ngoài. [2]

Sau khi đã thông báo trẻ là công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài, thì phần ghi về quốc tịch của trẻ em đó trong Giấy khai sinh khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh hoặc cấp bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh được ghi cả quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài.

Trên đây là nội dung tư vấn Luật Nghiệp Thành về vấn đề trẻ em khi sinh ra ở Việt Nam có được quyền mang hai quốc tịch.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lâm Bảo Nhi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Luật quốc tịch 2008 sửa đối 2014

[2] Điều  21 Nghị định 78/2009.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cá Nhân

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*