Trách nhiệm của bên mời thầu trong hoạt động đấu thầu
Trách nhiệm của bên mời thầu trong hoạt động đấu thầu
Trong hoạt động đấu thầu bên mời thầu có trách nhiệm rất quan trọng, trong đó để hoạt động này diễn ra một cách chặt chẽ và có hiệu quả thì bên mời thầu phải thực hiện trình tự, thủ tục theo đúng quy định mà pháp luật đặt ra. Vậy cụ thể những trách nhiệm này là gì hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu chi tiết vấn đề này.
1.Bên mời thầu là ai?
Trước khi tìm hiểu vào sâu thì đầu tiên ta cần phải biết bên mời thầu là gồm những ai?
Để trở thành bên mời thầu thì cơ quan, tổ chức đó phải có chuyên môn và năng lực để đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức để thực hiện hoạt động đấu thầu này, cụ thể pháp luật quy định 04 cơ quan, tổ chức sau[1]:
+ Chủ đầu tư hoặc là tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn
+ Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên
+ Đơn vị mua sắm tập trung
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.
=> Theo đó bên mời thầu sẽ làm những công việc mời thầu để thông qua đó lựa chọn ra nhà đầu tư và thực hiện dự án phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
2.Trách nhiệm của bên mời thầu trong hoạt động đấu thầu
Theo quy định của pháp luật bên mời thầu chủ yếu có 03 trách nhiệm chính sau:
Thứ nhất, trách nhiệm của bên mời thầu khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án.
Với vai trò là bên mời thầu thì việc chuẩn bị và tổ chức buổi đấu thầu là trách nhiệm và đồng thời kết hợp những hình thức khác nhau như: đánh giá các loại hồ sơ (hồ sơ quan tâm, hồ sơ sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất) hay yêu cầu làm rõ hồ sơ nếu cần thiết, thương thảo hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu, phải đảm bảo tính bảo mật trong quá trình lựa chọn, duyệt trình kết quả lựa chọn danh sách ngắn để từ đó lựa chọn ra nhà thầu ký kết thực hiện hợp đồng phù hợp nhất đồng thời đảm bảo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế và nếu bên nào gây thiệt hại thì bên gây ra lỗi đó sẽ là người bồi thường theo quy định của pháp luật. Sau cùng khi thực hiện xong việc đấu thầu bên mời thầu phải cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.[2]
Thứ hai, đó là trách nhiệm khi lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên của bên mời thầu.
Theo quy định thì ngoài những vấn đề nêu ở trách nhiệm thứ nhất ra và ở đây sẽ là chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu thì trách nhiệm còn được thể hiện ở việc thực hiện trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét, phê duyệt theo quy định của pháp luật. Đồng thời phải thực hiện phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu, phê duyệt hồ sơ, có quyết định xử lý tình huống nhanh gọn đúng pháp luật, huỷ thầu, lưu trữ thông tin liên quan cần thiết và giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, cuối cùng là phải có báo cáo đấu thầu hàng năm.[3]
Thứ ba, là trách nhiệm đối với lựa chọn nhà đầu tư
Pháp luật đã quy định rất cụ thể, cũng như ở trách nhiệm thứ nhất ta có thể nhận thấy và tóm gọn việc đấu thầu là quá trình xuyên suốt từ lựa chọn nhà thầu để ký kết đến thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và thông qua đó để có thể thực hiện lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.[4]
Sau cùng là các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật đấu thầu, có thể hiểu rằng là các trường hợp cụ hoặc trách nhiệm phát sinh thêm trong hoạt động đấu thầu.[5]
Trên đây là nội dung tư vấn về: “Trách nhiệm của bên mời thầu trong hoạt động đấu thầu”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan toả tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.
Biên tập: Lê Tuấn Huy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 4.3 Luật đấu thầu 2013
[2] Điều 75.1 Luật đấu thầu 2013
[3] Điều 75.2 Luật đấu thầu 2013
[4] Điều 75.3 Luật đấu thầu 2013
[5] Điều 75.4 Luật đấu thầu 2013