Trả lương khi người lao động mất tích

Trả lương khi người lao động mất tích

Trả lương khi người lao động mất tích

Trong quá trình lao động, người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể phát sinh nhiều vấn đề. Trong nhiều trường hợp, NLĐ không thể tiếp tục công việc vì nguyên nhân khách quan như bị mất tích thì NSDLĐ sẽ phải giải quyết như thế nào về hợp đồng lao động, tiền lương, các khoản trợ cấp cho NLĐ?

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung Trả lương khi người lao động mất tích trên.

NLĐ mất tích có thể rơi vào nhiều trường hợp: mới mất tích đang được tìm kiếm, hoặc đã được Tòa án tuyên bố mất tích.

1.NLĐ bị Tòa án tuyên bố mất tích

NLĐ bị Tòa án tuyên bố mất tích sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động.[1] Điều kiện để Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích là phải biệt tích 02 năm liền trở lên, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.[2]

Sau khi chấm dứt hợp đồng, NSDLĐ phải trả khoản tiền lương cho những ngày làm việc chưa thanh toán. Bên cạnh đó, khi hợp đồng lao động bị chấm dứt vì lí do này thì NSDLĐ còn phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ với điều kiện NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.[3]

Mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp ½ tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng.

Thời hạn thanh toán các khoản tiền này là không quá 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.[4]

Bạn đọc tham khảo thêm bài viết Các khoản trợ cấp sau khi nghỉ việc của người lao động.

2.NLĐ chưa bị tuyên bố mất tích

Document

NLĐ mới mất tích trong và còn trong thời gian tìm kiếm thì tùy vào nguyên nhân sẽ có cách xử lý khác nhau.

– Nếu người đó thực sự biệt tích, gia đình cũng không biết được thông tin của họ có thể xem xét thuộc trường hợp bỏ việc có lý do chính đáng nếu nội quy lao động có quy định.

Các trường hợp được coi là bỏ việc có lý do chính đáng[5] bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

NSDLĐ chấm dứt hợp đồng trong trường hợp trên có thể coi là trái pháp luật vì có lý do chính đáng. Các nghĩa vụ của NSDLĐ:[6]

+ Nếu NLĐ trở về mà còn trong thời gian chưa bị tuyên bố mất tích thì nhận NLĐ trở lại làm việc; trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ. (a)

+Nếu không còn vị trí, công việc đó mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

+ Nếu NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả tại (a) NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

+ Nếu NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả tại (a) và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương để chấm dứt HĐLĐ.

– Nếu NLĐ mất tích nhưng được biết là vì lí do bỏ trốn hay lí do cá nhân khác mà không muốn tiếp tục công việc thì thuộc trường hợp tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng.

Do đó, khi bỏ việc 5 ngày liên tục trở lên thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không trái pháp luật và không phải trả trợ cấp thôi việc.[7]

Như vậy trong trường hợp này có thể coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên phải có các nghĩa vụ sau:[8]

+ Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền trong những ngày không báo trước.

+ Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo theo quy định.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Trả lương, trợ cấp cho NLĐ mất tích”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Khánh Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 34.6 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 68.1 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 46 Bộ luật Lao động 2019

[4] Điều 48.1 Bộ luật Lao động 2019

[5] Điều 125.4 Bộ luật Lao động 2019

[6] Điều 41 Bộ luật Lao động 2019

[7] Điều 36.1.e và Điều 46.1 Bộ luật Lao động 2019

[8] Điều 40 Bộ luật Lao động 2019

Document
Categories: Lao động
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*