Tổ chức sự kiện cho cộng đồng LGBT

Tổ chức sự kiện cho cộng đồng LGBT

Hiện nay, tại Việt Nam những vấn đề liên quan đến người đồng tính, song tính, người chuyển giới (sau đây gọi tắt cộng đồng LGBT) là chủ đề khá nhạy cảm, trong quá khứ vì nhiều nguyên nhân và các chuẩn mực đạo đức khắt khe của xã hội, khiến rất nhiều người trong cộng đồng LGBT không dám công khai, sống thật với chính mình trước những đòi hỏi khắc nghiệt cuộc sống. Thời gian gần đây cùng với sự phát triển nhanh của xã hội cũng như giao lưu văn hóa nước ngoài, cũng như Việt Nam đã ký tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người nên dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của nhiều người, trong đó có quyền lợi của người đồng tính, song tính, chuyển giới được pháp luật thừa nhận và cộng đồng này cũng đã dần khẳng định được vị thế của mình trong xã hội.

Vậy trong trường hợp một tổ chức đại diện cho cộng đồng LGBT, muốn tổ chức một sự kiện ngoài trời ngoài phạm vi nội bộ (sự kiện có nội dung biểu diễn nghệ thuật quần chúng) để tôn vinh giá trị của họ thì pháp luật có cho phép và có cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Nếu cho phép thì trình tự thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Tính đến thời điểm hiện tại thì pháp luật không cấm việc tổ chức sự kiện đối với người đồng giới, lưỡng tính, song tính. Việc tổ chức này sẽ được thực hiện theo thủ tục xin giấy phép sự kiện ngoài trời thông thường.Tuy nhiên, đối với sự kiện có nội dung biểu diễn nghệ thuật quần chúng ngoài phạm vi nội bộ thì không cần xin giấy phép, nhưng phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.[1]

  1. Nơi nộp hồ sơ:
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh/ thành phố;[2]
  • Ngoài ra cần nộp hồ sơ UBND tỉnh, thành phố vì đây là cơ quan quản lý.[3]

–  Hồ sơ bao gồm:

(i) Thông báo tổ chức sự kiện bao gồm các nội dung kịch bản, nội dung sự kiện, thành phần tham dự sự kiện; [4]

(ii) Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh có chứng thực;

(iii) Công văn xin phép tổ chức sự kiện;

Document

(iv) Hợp đồng thuê/mượn địa điểm nơi tổ chức sự kiện dự tính sẽ tổ chức;

(v) Ngoài ra, hồ sơ cần có thêm một số giấy tờ khác phụ thuộc vào thành phần tham gia;

Lưu ý hồ sơ phải nộp song song tại 2 cơ quan trên và ở mục (iv) chỉ thực hiện đối với UBND tỉnh, thành phố khi thuê địa điểm.

  1. Thời hạn nộp và đợi phản hồi:
  • Trong thời hạn trước 5 ngày làm việc, tổ chức sự kiện có nội dung biểu diễn nghệ thuật quần chúng phải nộp hồ sơ thông báo đến Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể Thao tỉnh/thành phố. Sau đó Sở xem xét phản hồi chấp nhận hoặc không chấp nhận.
  • Còn đối với UBND tỉnh/Thành phố thì từng địa phương có thời hạn phản hồi khác nhau. Để sự kiện tổ chức đúng tiến độ thì nên nộp hồ sơ xin phép, thông báo trước vài tháng, giảm rủi ro do UBND phản hồi chậm.

Để đảm bảo an ninh, trật tự công cộng, an toàn giao thông cho sự kiện diễn ra suôn sẻ thì nên thông báo cho cơ quan cấp phường, quận, huyện nơi tổ chức sự kiện.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về tổ chức sự kiện cho cộng đồng LGBT (có nội dung biểu diễn nghệ thuật quần chúng).

Xem thêm bài viết tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1]  Điều 1.9 Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 79/2012.

[2] Điều 1.1 Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 79/2012.

[3] Điều 1.1 Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 79/2012.

[4] Điều 1.9  Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 79/2012.

 

 

Document
Categories: Cộng Đồng
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*