Tìm thấy di chúc sau khi chia thừa kế theo pháp luật?

Tìm thấy di chúc sau khi chia thừa kế theo pháp luật?

Tìm thấy di chúc sau khi chia thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế là sự di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Hiện nay, cá nhân có thể để lại tài sản của mình theo hai hình thức: theo di chúc và theo pháp luật. Thừa kế di chúc là hình thức phân chia tài sản dựa trên ý nguyện của người chết. Ngược lại, thừa kế theo pháp luật là người thừa kế được thừa hưởng tài sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi đã phân chia tài sản cho người thừa kế theo quy định của pháp luật nhưng lại xuất hiện bản di chúc bị thất lạc thì tài sản thừa kế phải giải quyết như thế nào? Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành

Trường hợp di chúc bị thất lạc, hư hỏng được tìm lại:[1]

Nếu người thừa kế tìm thấy hoặc phát hiện ra người để lại di sản có di chúc, thì tiến hành như sau:

– Di sản chưa chia thì chia theo di chúc;

– Di chúc đã chia, nhưng người thừa kế trong di chúc yêu cầu trong thời hiệu chia di sản thì chia lại di sản theo di chúc.

* Lưu ý: Nếu bản di chúc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và không có bằng chứng chứng minh ý chí của người chết thì không chia theo di chúc mà thay thế bằng hình thức thừa kế theo pháp luật.

Thời hiệu thừa kế: là khoảng thời gian do luật quy định, được xác định từ thời điểm người để lại di sản chết đến thời điểm kết thúc. Một khi kết thúc khoảng thời gian này di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản. Theo đó,[2]

– Yêu cầu chia di sản: đối với bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm;

– Yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm.

Document

* Xác định thời hiệu khởi kiện như sau:

Thời điểm ngưởi để lại di sản chết

Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu

Ví dụ

Trước ngày 10/9/1990Đối với bất động sản, thời hiệu xác định từ ngày 10/9/1990 [3]Ông A chết ngày 13/9/1980 nhưng thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thừa kế sẽ tính từ ngày Pháp lệnh
thừa kế 1990 có hiệu lực – 10/9/1990
Từ 10/9/1990 – 01/01/2017 và từ ngày 01/01/2017 đến nayTính từ thời điểm người để lại di sản chếtÔng A có hai người con C và D, và đang sở hữu một căn nhà tại Quận 3. Ngày 10/10/2010, ông A chết và không lập di chúc. Thời hiệu thừa kế bắt đầu từ ngày 10/10/2010 đến ngày 10/10/2040
Lưu ý:

– Thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 mà người thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tài sản là nhà ở thì 01/7/1996 – 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện;[4]

– Thời điểm mở thừa thừa kế trước ngày 01/7/1991 mà có người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và di sản là nhà ở thì 01/7/1996 – 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện. [5]

Ví dụ: Bà A chết vào năm 1989, đến nay Tòa án mới thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế đối với hai căn nhà ở Quận 3 và Quận Bình Thạnh, xác định rõ:

Thời điểm mở thừa kế là ngày 10/9/1990, thời hiệu yêu cầu chia tài sản đối với bất động sản là 30 năm[6]. Tuy nhiên, cần lưu ý hai trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện:

– Nếu người thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cộng dồn thêm 30 tháng, tức ngày 10/3/2023 mới kết thúc thời hiệu khởi kiện;

– Nếu người thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cộng dồn thêm 122 tháng, tức ngày 10/11/2030 mới kết thúc thời hiệu khởi kiện.

Như vậy, di sản chỉ được phân chia theo pháp luật khi người để lại di sản không lập di chúc[7]. Một khi di chúc thất lạc được tìm thấy, di sản sẽ được chia lại theo di chúc khi thỏa 3 điều kiện: di chúc hợp pháp và vẫn còn thể hiện được ý nguyện của người chết; người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại; còn trong thời hiệu yêu cầu chia tài sản[8]. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù di chúc không chia cho những người như cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc họ hưởng ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế thì vẫn được hưởng theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Tìm thấy di chúc sau khi chia thừa kế theo pháp luật?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 642 Bộ luật dân sự 2015

[2] Điều 623 Bộ luật dân sự 2015

[3] Điều 36.4 Pháp lệnh thừa kế 1990

[4] Điều 17.2 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10

[5] Điều 39.2 Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11

[6] Công văn 01/GĐ-TANDTC; Điều 688.1.(d) Bộ luật dân sự 2015; Điều 4.4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP quy định thời hiệu thừa kế để giải quyết vụ án dân sự được áp dụng vào Điều 623.1 Bộ luật dân sự 2015

[7] Điều 650.1 Bộ luật dân sự 2015

[8] Điều 623 Bộ luật dân sự 2015

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*